Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất thì phải thực hiện những công việc nào?
- Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất thì phải thực hiện những công việc nào?
- Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất có quyền tham gia những cuộc họp nào?
- Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải đáp ứng yêu cầu về quá trình công tác như thế nào?
Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất thì phải thực hiện những công việc nào?
Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất thì phải thực hiện những công việc được quy định tại Mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên chính về quản lý hóa chất Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT như sau:
(1) Tham gia xây dựng văn bản
- Tham gia xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách, dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương về quản lý hóa chất1.
- Chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền ban hành2 của Bộ Công Thương về quản lý hóa chất.
Hoặc: (cấp tỉnh)
- Tham gia xây dựng các văn bản quản lý thuộc thẩm quyền ban hành3 của HĐND, UBND cấp tỉnh về quản lý hóa chất.
(2) Hướng dẫn
- Tham gia hướng dẫn triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương (hoặc nghị quyết, quyết định, chỉ thị của HĐND, UBND cấp tỉnh) về quản lý hóa chất.
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách về quản lý hóa chất cho công chức, viên chức, người lao động, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất.
(3) Kiểm tra
Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương (hoặc nghị quyết, quyết định, chỉ thị của HĐND, UBND cấp tỉnh) về quản lý hóa chất, đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh.
(4) Thẩm định đề án có liên quan
Tham gia thẩm định các đề tài, đề án về chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý hóa chất.
Tham gia thẩm định các đề án, văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công trước khi trình HĐND, UBND cấp tỉnh.
(5) Nghiên cứu xây dựng các đề tài, đề án của lĩnh vực quản lý hóa chất
Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài, đề án về quản lý nghiệp vụ, cải tiến nội dung và nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý hóa chất.
(6) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của quản lý hóa chất.
Hoặc: (cấp tỉnh)
- Thực hiện phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác của lĩnh vực quản lý hóa chất theo phân công.
(7) Phối hợp thực hiện trong công tác quản lý hóa chất
Phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội, Hội, doanh nghiệp liên quan trong công tác quản lý hóa chất.
(8) Thực hiện chế độ hội họp
Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công.
Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của tổ chức và được thực hiện theo đúng tiến độ.
(9) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
(10) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Chuyên viên chính về quản lý hóa chất (Hình từ Internet)
Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất có quyền tham gia những cuộc họp nào?
Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất có quyền được tham gia các cuộc họp liên quan được quy định tại Mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên chính về quản lý hóa chất Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT.
Ngoài ra, những công chức này trong quá trình công tác còn có các quyền hạn khác như:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải đáp ứng yêu cầu về quá trình công tác như thế nào?
Công chức có vị trí việc làm là chuyên viên chính về quản lý hóa chất phải đáp ứng yêu cầu về quá trình công tác được quy định theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên chính về quản lý hóa chất Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT như sau:
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về quản lý hóa chất mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Ngoài ra, những công chức này còn phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ như:
(1) Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quản lý, khoa học, kỹ thuật và công nghệ môi trường, công nghệ hóa học hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương.
(2) Bồi dưỡng, chứng chỉ
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
(3) Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy chế làm việc của cơ quan.
- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể.
- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, cẩn thận.
- Khả năng đoàn kết nội bộ.
(4) Các yêu cầu khác
- Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý.
Xem thêm Bản mô tả vị trí việc làm chuyên viên chính về quản lý hóa chất. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?