Người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật không?

Cho tôi hỏi người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật không? Việc phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm có những nội dung gì? Có được thực hiện hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng bằng việc tổ chức họp báo, thông cáo báo chí không? Câu hỏi của anh Thanh đến từ Nha Trang.

Người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật như sau:

Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng tại cơ quan, đơn vị các cấp trong Quân đội.
2. Lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc trong thời gian phối thuộc với Quân đội thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được trưng tập phục vụ trong Quân đội.
3. Cán bộ, nhân dân trong thời gian huấn luyện, giáo dục, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của Quân đội.
4. Người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng.
5. Cán bộ, nhân dân trên địa bàn đóng quân, địa bàn được giao đảm nhiệm.

Đối chiếu quy định trên, người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật.

Người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật không?

Người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật không? (Hình từ Internet)

Việc phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng có những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng như sau:

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Chủ trương, quan Điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác và hội nhập quốc tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Quy định của Hiến pháp, pháp luật; trọng tâm là các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh và liên quan trực tiếp đến tiêu chuẩn chính trị, vật chất, hậu cần, sinh hoạt, học tập, công tác của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội.
3. Các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc công nhận, các thỏa thuận quốc tế.
4. Điều lệnh, Điều lệ, kỷ luật quân đội và quy định về giáo dục, rèn luyện, quản lý bộ đội, chuyên môn nghiệp vụ không chứa thông tin bí mật.
5. Các nội dung nhằm xây dựng ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; ý thức bảo vệ pháp luật, kỷ luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật, kỷ luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, kỷ luật.
6. Các nội dung giáo dục về nhà nước và pháp luật trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quốc phòng.

Theo đó, việc phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm có những nội dung cụ thể trên.

Có được thực hiện hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng bằng việc tổ chức họp báo, thông cáo báo chí không?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 12 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Tổ chức lên lớp tập trung trực tiếp; nói chuyện pháp luật; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin nội bộ, mạng thông tin điện tử toàn cầu, bảng, biển, biểu ngữ, tranh cổ động; niêm yết tại cơ quan, đơn vị; tủ sách pháp luật, túi sách pháp luật, bảng tin, bản tin của cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
3. Thi tìm hiểu pháp luật, diễn đàn, tọa đàm, sân khấu hóa, Ngày Pháp luật.
4. Thông qua thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng trong Quân đội; công tác Điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý, hòa giải ở cơ sở; công tác dân vận và hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
5. Lồng ghép trong giao ban, sinh hoạt tập trung, thông báo thời sự, giáo dục chính trị; hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức đoàn thể, hội đồng quân nhân, câu lạc bộ và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
6. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của Quân đội.
7. Họp báo, thông cáo báo chí.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng và không trái quy định của Nhà nước, Quân đội, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Như vậy, được thực hiện hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng bằng việc tổ chức họp báo, thông cáo báo chí và những hình thức nêu trên.

Người bị tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Con trên 36 tháng tuổi có được ở cùng với mẹ trong trại tạm giam không? Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với mẹ bị tạm giam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người nước ngoài bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có chế độ ăn theo tiêu chuẩn định lượng mỗi ngày như thế nào?
Pháp luật
Đơn xin gặp mặt người bị tạm giam hiện nay có cần xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hay không?
Pháp luật
Người bị tạm giam theo quy định của pháp luật có được sử dụng sách kinh phật trong thời gian bị tạm giam hay không?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý tạm giam có bao gồm biên bản giao nhận người bị tạm giam không? Khi tiếp nhận người bị tạm giam thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm lập danh bản người bị tạm giam không?
Pháp luật
Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giam trong những trường hợp nào? Người bị tạm giam có được bố trí phân loại theo khu không?
Pháp luật
Người bị tạm giam tại trại tạm giam của Bộ Công an được nhận quà khi gặp thân nhân bao nhiêu lần trong tháng?
Pháp luật
Đối tượng được thăm gặp người bị tạm giam gồm những ai? Khi đến thăm gặp người bị tạm giam thì cần xuất trình những giấy tờ gì?
Pháp luật
Người bị tạm giam được gặp người thân bao nhiêu lần trong một tháng? Trường hợp nào người bị tạm giam không được gặp người thân của mình?
Pháp luật
Người tạm giam tại cơ sở giam giữ trong Bộ Quốc phòng có thuộc đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người bị tạm giam
934 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người bị tạm giam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào