Người sử dụng lao động khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có được tự mình quyết định thời điểm đóng góp hay không?
- Người sử dụng lao động khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có được tự mình quyết định thời điểm đóng góp hay không?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là gì?
- Người lao động có quyền tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện hay không?
Người sử dụng lao động khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có được tự mình quyết định thời điểm đóng góp hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định về quyền của người sử dụng lao động khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
"Điều 10. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Quyền của người sử dụng lao động tham gia chương trình hưu trí:
a) Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Khoản đóng góp của người sử dụng lao động vào quỹ hưu trí cho người lao động theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Quyết định mức và thời Điểm đóng góp, Điều chỉnh tăng, giảm, ngừng hoặc tạm ngừng đóng góp theo quy định tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí và hợp đồng tham gia chương trình hưu trí;
c) Lựa chọn, thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo Điều Khoản quy định tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí;
d) Được nhận lại phần đóng góp của mình cho người lao động và kết quả đầu tư từ phần đóng góp này sau khi trừ đi các chi phí liên quan trong trường hợp người lao động không đáp ứng các Điều kiện tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí theo quy định tại Điều 26 Nghị định này."
Theo đó, một trong những quyền của người sử dụng lao động khi tham gia chương trình hưu trí là quyết định mức và thời điểm đóng góp, điều chỉnh tăng, giảm, ngừng hoặc tạm ngừng đóng góp theo quy định tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí và hợp đồng tham gia chương trình hưu trí.
Chương trình hưu trí
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tham gia chương trình hưu trí được quy định như sau:
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động tham gia chương trình hưu trí:
a) Đóng góp vào quỹ hưu trí phần trách nhiệm đóng góp của mình theo đúng quy định tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí và hợp đồng tham gia chương trình hưu trí;
b) Đóng góp vào quỹ hưu trí phần người lao động ủy thác cho người sử dụng lao động đóng hộ theo thời hạn quy định tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí và hợp đồng tham gia chương trình hưu trí (nếu có);
c) Đảm bảo tách biệt phần trách nhiệm đóng góp của người sử dụng lao động và phần người lao động ủy thác cho người sử dụng lao động đóng hộ (nếu có);
d) Thực hiện quy trình thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo các Điều Khoản tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí, Điều lệ quỹ và hợp đồng tham gia chương trình hưu trí theo quy định tại Nghị định này."
Người lao động có quyền tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định về đối tượng tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
"Điều 6. Đối tượng tham gia đóng góp
1. Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động."
Có thể thấy, người lao động theo quy định của pháp luật là một trong những đối tượng được tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:
"Điều 7. Phương thức tham gia đóng góp
1. Tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động của doanh nghiệp mình trên cơ sở yêu cầu quản lý lao động và khả năng tài chính, không có sự đóng góp của người lao động;
b) Người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp vào quỹ hưu trí theo văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
2. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí, bao gồm:
a) Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động;
b) Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này đóng góp vào quỹ hưu trí."
Như vậy, trường hợp người lao động tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thì có thể tham gia thông qua phương thức đóng góp trực tiếp, tức là người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?