Người sử dụng lao động được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng trong trường hợp nào?
- Hồ sơ vụ tai nạn lao động có bắt buộc phải có biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn lao động hay không?
- Người sử dụng lao động phải lưu giữ hồ sơ vụ tai nạn lao động trong bao lâu đối với vụ tai nạn lao động chết người?
Người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
...
Như vậy, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc nêu trên.
Theo đó, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
Người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động được xóa bỏ hiện trường tai nạn lao động nặng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet).
Hồ sơ vụ tai nạn lao động có bắt buộc phải có biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn lao động hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về hồ sơ vụ tai nạn lao động cụ thể như sau:
Hồ sơ vụ tai nạn lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu nêu trên.
Theo đó, hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có).
Người sử dụng lao động phải lưu giữ hồ sơ vụ tai nạn lao động trong bao lâu đối với vụ tai nạn lao động chết người?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ vụ tai nạn lao động như sau:
Hồ sơ vụ tai nạn lao động
...
2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.
b) Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Và theo quy đinh tại khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, người sử dụng lao động phải lưu giữ hồ sơ vụ tai nạn lao động trong 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?