Người sử dụng lao động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phải khai báo tai nạn lao động trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp có phải khai báo tai nạn lao động khi người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc tại nước ngoài gặp tai nạn hay không?
- Việc khai báo tai nạn lao động người khi người lao động Việt Nam tại nước ngoài xảy ra tai nạn thực hiện ra sao?
- Người sử dụng lao động phải lập và giữ những hồ sơ tài liệu nào liên quan đến tai nạn lao động?
Doanh nghiệp có phải khai báo tai nạn lao động khi người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc tại nước ngoài gặp tai nạn hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Ngoài việc phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại, người sử dụng lao động, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn phải thực hiện việc khai báo, Điều tra, báo cáo theo quy định tại Điều này khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm việc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam đối với các công việc sau đây: tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.
...
Theo đó, người sử dụng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn phải thực hiện việc khai báo, điều tra, báo cáo theo quy định tại Điều này khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động đi làm việc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam đối với các công việc sau đây: tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.
Tải về mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây
Người sử dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phải khai báo tai nạn lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc khai báo tai nạn lao động người khi người lao động Việt Nam tại nước ngoài xảy ra tai nạn thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc khai báo tai nạn lao động như sau:
Khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
...
2. Việc khai báo đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Khi xảy ra tai nạn lao động thì người bị nạn hoặc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cùng với nạn nhân biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết;
b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, việc khai báo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện như sau:
- Khi xảy ra tai nạn lao động thì người bị nạn hoặc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cùng với nạn nhân biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết;
- Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; nội dung khai báo theo mẫu quy định tại.
Người sử dụng lao động phải lập và giữ những hồ sơ tài liệu nào liên quan đến tai nạn lao động?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc lập, lưu giữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động như sau:
Khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
...
4. Người sử dụng lao động phải lập, lưu giữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, bao gồm:
a) Quyết định của cơ sở cử người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
c) Bản dịch và bản sao sơ đồ hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; ảnh hiện trường; ảnh nạn nhân;
d) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích;
đ) Bản dịch có chứng thực biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
e) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng nhận tai nạn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
g) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng thương của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy chứng thương của cơ sở y tế Việt Nam;
h) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy ra viện của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế Việt Nam, nếu Điều trị ở Việt Nam.
Trường hợp người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài xảy ra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và giữ những hồ sơ tài liệu tai nạn lao động theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?