Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì để giảm tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì để giảm tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại công trường?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì để giảm tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công?

Căn cứ theo tiết 2.18.8 tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

2.18.8 Tiếng ồn và rung động
2.18.8.1 Để giảm các tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:
a) Ưu tiên sử dụng các loại máy, thiết bị thi công, quy trình và biện pháp thi công ít (giảm thiểu) tiếng ồn, rung động theo quy định tại 2.18.8.2;
b) Bố trí công việc hợp lý để người lao động giảm được việc tiếp xúc nhiều hoặc thời gian tiếp xúc trực tiếp với các máy, thiết bị và các hoạt động có tiếng ồn, rung động theo quy định tại 2.18.8.3;
c) Cung cấp cho người lao động các PTBVCN (loại có thể sử dụng cùng với mũ bảo hộ) để bảo vệ thính lực khi tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 24:2016/BYT và các quy định khác của pháp luật về ATVSLĐ;
d) Cung cấp găng tay bảo hộ phù hợp cho người lao động khi độ rung vượt quá giới hạn cho phép quy định tại QCVN 27:2016/BYT.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để giảm tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công xây dựng công trình:

(1) Ưu tiên sử dụng các loại máy, thiết bị thi công, quy trình và biện pháp thi công ít (giảm thiểu) tiếng ồn, rung động;

(2) Bố trí công việc hợp lý để người lao động giảm được việc tiếp xúc nhiều hoặc thời gian tiếp xúc trực tiếp với các máy, thiết bị và các hoạt động có tiếng ồn, rung động;

(3) Cung cấp cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân (loại có thể sử dụng cùng với mũ bảo hộ) để bảo vệ thính lực khi tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 24:2016/BYT và các quy định khác của pháp luật về ATVSLĐ;

(4) Cung cấp găng tay bảo hộ phù hợp cho người lao động khi độ rung vượt quá giới hạn cho phép quy định tại QCVN 27:2016/BYT.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì để giảm tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì để giảm tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động cần phải ưu tiên cho người lao động giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn, rung động trong khi vận hành các loại máy, thiết bị nào?

Căn cứ theo tiết 2.18.8 tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

2.18.8 Tiếng ồn và rung động
...
2.18.8.3 Người sử dụng lao động phải ưu tiên cho người lao động giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn, rung động trong khi vận hành các loại máy, thiết bị sau:
a) Búa, máy khoan, phá; máy nén khí;
b) Thiết bị cầm tay có tiếng ồn, độ rung lớn (ví dụ: các loại súng bắn đinh, vít);
c) Các loại máy đầm rung điều khiển bằng tay, đặc biệt là khi làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh.

Theo đó, đối với các loại máy, thiết bị dưới đây thì gười sử dụng lao động phải ưu tiên cho người lao động giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn, rung động trong khi vận hành:

(1) Búa, máy khoan, phá; máy nén khí;

(2) Thiết bị cầm tay có tiếng ồn, độ rung lớn (ví dụ: các loại súng bắn đinh, vít);

(3) Các loại máy đầm rung điều khiển bằng tay, đặc biệt là khi làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại công trường?

Căn cứ theo tiết 2.18.2 tiểu mục 2.18 Mục 2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

2.18.2 Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
2.18.2.1 Tại công trường, để chăm sóc sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động phải thiết lập bộ phận y tế hoặc cung cấp quyền sử dụng cơ sở y tế (hoặc dịch vụ y tế) phù hợp với đặc điểm công việc, nghề nghiệp và đảm bảo điều kiện theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và y tế.
CHÚ THÍCH: Việc xác nhận cơ sở y tế (hoặc dịch vụ y tế khác) phù hợp, đảm bảo điều kiện thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
2.18.2.2 Người lao động phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và được giám sát để đảm bảo sức khỏe phù hợp với loại công việc được giao.
CHÚ THÍCH: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ theo loại công việc thực hiện theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế).
2.18.2.3 Người sử dụng lao động phải:
a) Lập kế hoạch và thực hiện quan trắc, kiểm soát môi trường lao động theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ;
b) Trước khi thi công, phổ biến cho người lao động biết và hiểu về tất cả các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm trên công trường; đào tạo, huấn luyện để người lao động có thể chủ động tránh được các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của họ xuất phát từ các loại công việc khác nhau trên công trường (kể cả công việc mà họ không thực hiện nhưng có thể bị ảnh hưởng).

Như vậy, theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động phải thiết lập bộ phận y tế hoặc cung cấp quyền sử dụng cơ sở y tế (hoặc dịch vụ y tế) phù hợp với đặc điểm công việc, nghề nghiệp và đảm bảo điều kiện theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và y tế để chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại công trường.

Lưu ý: Việc xác nhận cơ sở y tế (hoặc dịch vụ y tế khác) phù hợp, đảm bảo điều kiện thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Thông báo thay đổi nhân sự phụ trách khách hàng, đại lý dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
Pháp luật
Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không?
Pháp luật
Người lao động không nghỉ hết phép năm thì có được thanh toán tiền những ngày phép chưa nghỉ không?
Pháp luật
Người lao động có quyền tham vấn với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không?
Pháp luật
Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
Pháp luật
Tải mẫu bảng kê khai thông tin người lao động mới nhất? Bảng kê khai thông tin người lao động là gì?
Pháp luật
03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty?
Pháp luật
Ngày 18 tháng 12 là ngày Quốc khánh Qatar? Ngày Quốc khánh Qatar, người Qatar làm việc tại Việt Nam được nghỉ làm?
Pháp luật
Bảng tính tuổi theo 12 con giáp 2025 chi tiết? Bảng xem tuổi 12 con giáp theo năm sinh 2025? Năm 2025 là con giáp gì?
Pháp luật
Ngày 12 tháng 12 là ngày Quốc khánh của nước nào? Ngày 12 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
497 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào