Người sử dụng lao động cho nhân viên ngưng việc thì có trả lương không? Trường hợp nào người sử dụng lao động cho nhân viên ngưng việc mà không trả lương?
Người sử dụng lao động trả lương như thế nào đúng quy định của pháp luật?
Căn cứ vào Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:
"Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định."
Cùng với đó tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 95. Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)."
Như vậy, người sử dụng lao động phải trả đủ, đúng tiền lương đã thỏa thuận cho người lao động.
Ngưng việc có được trả lương? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động cho nhân viên ngưng việc thì có trả lương không?
Tại Điều 99 Bộ luật lao động 2019 quy định:
"Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu."
Như vậy, về nguyên tắc nếu Công ty cho người lao động nghỉ ngừng việc mà không phải lỗi của người lao động thì Công ty phải có trách nhiệm chi trả tiền lương ngừng việc đầy đủ cho họ theo quy định tại khoản 1 nêu trên.
Trường hợp nào người sử dụng lao động cho nhân viên ngưng việc mà không trả lương?
- Người sử dụng lao động thỏa thuận có thể thỏa thuận cho người lao động nghỉ không hưởng lương những ngày đó. Việc nghỉ không hưởng lương này mình có thể lập văn bản thỏa thuận với người lao động.
- Nếu phải chờ nguyên phụ liệu lâu, kéo dài cả tháng thì có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019, trong thời gian này Công ty không phải trả lương.
"Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
...
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận."
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác."
Các trường hợp trên người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động đồng ý xác nhận lập thành văn bản.
Ngoài ra, biện pháp khắc phục khi thiếu nguyên liệu mà chỉ một bộ phận nghỉ, các bộ phận khác vẫn đi làm thì công ty có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
Không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?