Người quản lý chung cư bị covid nhưng không khai báo và lây lan bệnh cho người khác, xâm phạm đến sức khỏe của những người tiếp xúc. Vậy người quản lý có bồi thường thiệt hại không?
- Pháp luật quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật
- Người quản lý chung cư bị covid nhưng không khai báo và lây lan bệnh cho người khác, xâm phạm đến sức khỏe của những người tiếp xúc. Vậy người quản lý có bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Tại Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
- Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
+ Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
+ Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
- Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật
Tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Bồi thường thiệt hại
Người quản lý chung cư bị covid nhưng không khai báo và lây lan bệnh cho người khác, xâm phạm đến sức khỏe của những người tiếp xúc. Vậy người quản lý có bồi thường thiệt hại không?
Ở đây người quản lý chung cư đã cố ý làm trái quy định nhà nước, xâm phạm đến sức khỏe của những người tiếp xúc. Do đó, những người tiếp xúc và giờ bị mắc bệnh có quyền yêu cầu bồi thường theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cụ thể:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, người quản lý chung cư phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho người bị xâm phạm và người bị xâm phạm có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường những thiệt hại phát sinh trên thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm cho công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện bao lâu?
- Hạch toán thuế môn bài 2025 như thế nào? Thuế môn bài có là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
- Vượt đèn đỏ nhường xe cứu thương bị phạt bao nhiêu? Cách nhận biết xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu?
- Báo cáo 8677 về kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã giai đoạn 2023 2025? Tải Báo cáo 8677 về sắp xếp đơn vị hành chính?
- Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì theo Nghị định 175?