Người phát hiện vụ cháy rừng đang xảy ra cần phải báo cho ai? Khi có mức độ thiệt hại chủ rừng cần phải thực hiện như thế nào?
Người phát hiện vụ cháy rừng đang xảy ra cần phải báo cho ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a) Chủ rừng;
b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
...
Theo đó, khi phát hiện vụ cháy rừng xảy ra thì người phát hiện bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
- Chủ rừng;
- Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
- Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
- Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
Người phát hiện vụ cháy rừng đang xảy ra cần phải báo cho ai? Khi có mức độ thiệt hại chủ rừng cần phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi có mức độ thiệt hại do vụ cháy rừng xảy ra chủ rừng cần phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về việc khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng như sau:
Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
1. Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
2. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
3. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.
4. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ mức độ thiệt hại mà vụ cháy rừng xảy ra chủ rừng sẽ xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy bao gồm:
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên;
- Có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
Phượng tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng
+ Phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm: phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
+ Căn cứ loại rừng và điều kiện, yêu cầu thực tế của từng địa phương, tổ chức, chủ rừng có thể trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho phòng cháy và chữa cháy rừng theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT. Tải về
- Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng cho lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng phải bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng trong mọi tình huống cháy rừng, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và chủ rừng.
- Phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng phải đảm bảo về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định.
- Đối với phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng cơ giới, ngoài việc sử dụng vào công tác chữa cháy rừng;
- Luyện tập, thực tập phương án chữa cháy rừng, chỉ được sử dụng trong các trường hợp:
+ Phục vụ công tác bảo đảm an ninh chính trị;
+ Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+ Cấp cứu người bị nạn, xử lý tai nạn khẩn cấp phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai;
+ Chống chặt phá rừng trái pháp luật và tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc quyền quản lý sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?