Người nước ngoài được tham gia BHYT hộ gia đình không? 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay?
Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là gì? 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú 2020 quy định hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế được quy định (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
2. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
3. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Theo đó, 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay gồm:
(1) Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
(2) Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
(3) Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là gì? Người nước ngoài được tham gia BHYT hộ gia đình không? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài được tham gia BHYT hộ gia đình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm:
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Theo đó, người nước ngoài vẫn có thể tham gia BHYT hộ gia đình nếu đã đăng ký thường trú, tạm trú tại chỗ ở hợp pháp và đối tượng này không thuộc các trường hợp ngoại trừ (nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng).
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình thực hiện theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 3170/BHXH-BT năm 2015, như sau:
Hộ gia đình kê khai đầy đủ, chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01), trong đó ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào Cột 8 và nộp tiền đóng BHYT tại Đại lý thu hoặc tại BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện).
Mức đóng BHYT hộ gia đình được quy định như nào? 06 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong BHYT?
Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP thì mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng được quy định như sau:
+ Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia theo hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
+ Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay đang áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định 06 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong BHYT cần lưu ý bao gồm:
(1) Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008.
(2) Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
(3) Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
(4) Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
(5) Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
(6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?