Người nước ngoài có thể góp tài sản để thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam hay không? Phải có bao nhiêu sáng lập viên đối với quỹ từ thiện để đủ điều kiện cấp giấy phép?
Quỹ từ thiện cấp xã phải đáp ứng những điều kiện nào mới được cấp giấy phép hoạt động?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện như sau:
"Điều 10. Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ
1. Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
4. Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này"
Quỹ từ thiện phải đáp ứng các điều kiện về mục đích hoạt động, có đủ sáng lập viên đối với quỹ từ thiện, đáp ứng đúng số tài sản thành lập quỹ theo quy định và có hồ sơ thành lập gửi tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy phép.
Phải có bao nhiêu sáng lập viên đối với quỹ từ thiện để đủ điều kiện cấp giấy phép?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về sáng lập viên quỹ từ thiện như sau:
"Điều 11. Sáng lập viên thành lập quỹ
1. Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:
a) Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;
b) Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;
c) Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
d) Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
đ) Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
2. Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.
3. Ban sáng lập quỹ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Ban sáng lập quỹ có trách nhiệm đề cử Hội đồng quản lý quỹ, xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ thành lập quỹ."
Theo thông tin thì chỉ có anh và bạn của mình thành lập quỹ từ thiện, như vậy theo quy định nêu trên anh hiện tại chưa đáp ứng đủ điều kiện về số thành viên sáng lập.
Anh cần có thêm 01 thành viên sáng lập nữa để giữ các vị trí Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên của quỹ từ thiện.
Người nước ngoài có thể góp tài sản để thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam hay không?
Người nước ngoài có thể góp tài sản để thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam hay không? (Hình từ internet)
Căn cứ Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ như sau:
"Điều 12. Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ
1. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.
2. Điều kiện đối với công dân, tổ chức nước ngoài:
a) Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
b) Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
c) Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định của Nghị định này."
Như vậy, cá nhân là người nước ngoài có thể góp tài sản thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định vừa nêu trên như:
- Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
- Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
- Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
So với quy định cũ trước đây tại Điều 10 Nghị định 30/2012/NĐ-CP thì hiện tại người nước ngoài phải cam kết thêm về việc nộp thuế tại Việt Nam.
Ngoài ra, tại quy định mới thì tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 1 2025 thứ mấy?
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?