Người nước ngoài có thể được bầu làm Chủ tịch quỹ của quỹ từ thiện hay không? Chủ tịch quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn trong quỹ từ thiện?
- Việc bầu vị trị Chủ tịch quỹ từ thiện sẽ do bộ phận nào trong quỹ thực hiện?
- Để đảm nhận vị trí Chủ tịch quỹ từ thiện thì cá nhân cần đáp ứng những điều kiện nào? Nhiệm kỳ của Chủ tịch quỹ là bao nhiêu năm?
- Chủ tịch quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Người nước ngoài có thể được bầu làm Chủ tịch quỹ của quỹ từ thiện hay không?
Việc bầu vị trị Chủ tịch quỹ từ thiện sẽ do bộ phận nào trong quỹ thực hiện?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về Hội đồng quản lý quỹ từ thiện như sau:
"Điều 26. Hội đồng quản lý quỹ
...
3. Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của quỹ;
b) Quyết định các giải pháp phát triển quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán tài sản có giá trị lớn của quỹ, giá trị này được quy định cụ thể trong điều lệ quỹ;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc quỹ trong trường hợp Giám đốc quỹ là người do quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ;
d) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán quỹ và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ và theo quy định của pháp luật;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính quỹ;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý quỹ theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ theo quy định của pháp luật; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
h) Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ
..."
Như vậy, việc bầu Chủ tịch quỹ từ thiện sẽ do Hội đồng quản lý quỹ từ thiện thực hiện.
Người nước ngoài có thể được bầu làm Chủ tịch quỹ của quỹ từ thiện hay không? Chủ tịch quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn trong quỹ từ thiện?
Để đảm nhận vị trí Chủ tịch quỹ từ thiện thì cá nhân cần đáp ứng những điều kiện nào? Nhiệm kỳ của Chủ tịch quỹ là bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 27 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về Chủ tịch quỹ từ thiện như sau:
"Điều 27. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể kiêm Giám đốc quỹ.
...
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế."
Theo đó, để được bầu là Chủ tịch quỹ thì cá nhân phải là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của quỹ.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Như vậy so với quy định trước đây tại Điều 24 Nghị định 30/2012/NĐ-CP thì điều kiện cũng như nhiệm kỳ của Chủ tịch quỹ không có sự thay đổi.
Chủ tịch quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch quỹ từ thiện như sau:
"Điều 27. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
..
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
..."
Như vậy, Chủ tịch quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật nêu trên.
Người nước ngoài có thể được bầu làm Chủ tịch quỹ của quỹ từ thiện hay không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về người đóng góp tài sản thành lập quỹ từ thiện như sau:
"Điều 12. Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ
1. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.
2. Điều kiện đối với công dân, tổ chức nước ngoài:
a) Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
b) Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
c) Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định của Nghị định này."
Ngoài ra, tại khoản 7 Điều 27 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 27. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
...
7. Cá nhân, người đại diện tổ chức nước ngoài góp tài sản để thành lập quỹ hoặc có nhiều đóng góp cho quỹ, được các sáng lập viên thành lập quỹ đề cử, có thể được Hội đồng quản lý quỹ bầu làm Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ hoặc tôn vinh làm Chủ tịch danh dự của quỹ."
Từ những quy định nêu trên thì người nước ngoài có thể đóng góp tài sản thành lập quỹ từ thiện
Trường hợp người nước ngoài có nhiều đóng góp cho quỹ, được các sáng lập viên thành lập quỹ đề cử, có thể được Hội đồng quản lý quỹ bầu làm Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ hoặc tôn vinh làm Chủ tịch danh dự của quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?