Người ngồi trên xe không thắt dây an toàn thì lỗi áp dụng với ai? Trong thời gian bị CSGT giữ bằng lái thì người điều khiển ô tô có chạy xe được không?
Lỗi không thắt dây an toàn áp dụng với ai?
Căn cứ điểm p, điểm q khoản 3 Điều 5 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;”
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy”.
Như vậy:
- Lỗi chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được áp dụng đối với người điều khiển xe ô tô với mức phạt tiền là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Nếu bản thân người điều khiển ô tô mà không thắt dây an toàn cũng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Ngoài tài xế thì người được chở trên xe ô tô mà không thắt dây an toàn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Không thắt dây an toàn
Chở người không thắt dây an toàn có bị tước bằng lái xe không?
Căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”
Như vậy, có thể thấy lỗi chở người không thắt dây an toàn hiện nay cũng chỉ bị phạt tiền mà không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì CSGT có quyền tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo việc nộp phạt vi phạm giao thông của bạn. Sau khi hoàn thành thủ tục nộp phạt bạn sẽ được nhận lại bằng lái xe của mình.
Điều khiển xe trong thời gian bị CSGT giữ bằng lái có sao không?
Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
...2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ."
Như vậy, khi bị tạm giữ giấy phép lái xe thì trong thời hạn hẹn đến giải quyết bạn vẫn có thể sử dụng biên bản ghi nhận về việc CSGT tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để tham gia giao thông. Nhưng nếu quá thời hạn nêu trên bạn không nộp phạt mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có Giấy phép lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?