Người ngoài ngành Giao thông vận tải có được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam?
- Người ngoài ngành Giao thông vận tải có được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam?
- Thành phần hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam gồm những gì?
- Xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam sẽ có quyết định vào thời điểm nào?
Người ngoài ngành Giao thông vận tải có được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam?
Người ngoài ngành Giao thông vận tải có được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam? (Hình từ Internet).
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 50/2019/TT-BGTVT quy định về xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam" như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, Thanh niên xung phong chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam), gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã, đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang làm việc tại các vị trí việc làm về giao thông vận tải thuộc cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải của tỉnh (gồm cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
c) Người quản lý doanh nghiệp, người lao động đã và đang làm việc trong ngành Giao thông vận tải Việt Nam tại doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp là công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Cá nhân khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải Việt Nam).
3. Các tổ chức có liên quan đến việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
Như vậy, những người không thuộc ngành Giao thông vận tải vẫn có thể được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam.
Thành phần hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ quy định tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-BGTVT năm 2020 về Xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” như sau:
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
I. Lĩnh vực khác
1. Xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”
....
1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của đơn vị đề nghị theo mẫu (01 bản chính);
- Danh sách đề nghị theo mẫu (01 bản chính);
- Bản tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình và của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý theo mẫu (01 bản chính).
- Các Quyết định (bản sao) liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương đối với người đã nghỉ theo chế độ và đối tượng sau:
- Đối với trường hợp là Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (đương chức hoặc nghỉ chế độ chính sách hay chuyển công tác) khi xét tặng không tính thâm niên công tác.
+ Đối với công chức có thời gian ít nhất 05 năm giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (hoặc tương đương) trở lên hoặc là lãnh đạo Sở Giao thông vận tải: Có nhiều công lao, thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận, ghi nhận.
- Đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 (trừ đối tượng là lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải trở lên) và khoản 3 Điều 5 của Thông tư 50/2019/TT-BGTVT phải có văn bản hiệp y khen thưởng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành chủ quản.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Như vậy thành phần hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” gồm:
- Tờ trình của đơn vị đề nghị theo mẫu (01 bản chính);
- Danh sách đề nghị theo mẫu (01 bản chính);
- Bản tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình và của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý theo mẫu (01 bản chính).
- Các Quyết định (bản sao) liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương đối với người đã nghỉ theo chế độ và đối tượng sau:
- Đối với trường hợp là Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (đương chức hoặc nghỉ chế độ chính sách hay chuyển công tác) khi xét tặng không tính thâm niên công tác.
+ Đối với công chức có thời gian ít nhất 05 năm giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (hoặc tương đương) trở lên hoặc là lãnh đạo Sở Giao thông vận tải: Có nhiều công lao, thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Giao thông vận tải Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản xác nhận, ghi nhận.
- Đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 (trừ đối tượng là lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải trở lên) và khoản 3 Điều 5 Thông tư 50/2019/TT-BGTVT phải có văn bản hiệp y khen thưởng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành chủ quản.
Xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam sẽ có quyết định vào thời điểm nào?
Tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định về thời hạn giải quyết như sau:
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
I. Lĩnh vực khác
1. Xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam”
....
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Bộ trưởng quyết định trước ngày 30 tháng 10 hằng năm (trừ các trường hợp đặc biệt).
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định khen thưởng, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị trình kết quả xét khen thưởng.
- Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông báo, cơ quan, đơn vị trình khen cử đại diện đến Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ nhận Quyết định, Kỷ niệm chương, Bằng chứng nhận và ký nhận vào hồ sơ quản lý.
Như vậy, Bộ trưởng sẽ quyết định Xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” trước ngày 30/10 hằng năm (trừ các trường hợp đặc biệt).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?