Người muốn nhập khẩu kim cương chưa được chế tác thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Người nhập khẩu kim cương chưa được chế tác thì phải có trách nhiệm gì?
Người muốn nhập khẩu kim cương chưa được chế tác thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC, có quy định về điều kiện nhập khẩu xuất khẩu kim cương thô như sau:
Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô
1. Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô với các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP (Phụ lục I). Trong trường hợp danh sách các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP có sự thay đổi, Bộ Công Thương có trách nhiệm cập nhật, sửa đổi và bổ sung.
2. Các lô hàng kim cương thô chỉ được phép xuất khẩu tới nước thành viên khi có Giấy chứng nhận KP (Phụ lục II) hợp lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3. Các lô hàng kim cương thô chỉ được phép nhập khẩu từ nước thành viên khi có Giấy Chứng nhận KP hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu là thành viên cấp.
4. Các lô hàng kim cương thô nhập khẩu, xuất khẩu phải được vận chuyển trong các công-ten-nơ chống trộm cắp và dấu niêm phong không bị phá.
Như vậy, theo quy định trên thì người muốn nhập khẩu kim cương chưa được chế tác thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người muốn nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu kim cương chưa được phân loại với các nước thành viên của Phụ lục I Quy chế Chứng nhận KP. Trong trường hợp danh sách các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP có sự thay đổi, Bộ Công Thương có trách nhiệm cập nhật, sửa đổi và bổ sung.
- Các lô hàng kim cương thô chỉ được phép nhập khẩu từ nước thành viên khi có Giấy Chứng nhận KP hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu là thành viên cấp
- Các lô hàng kim cương thô nhập khẩu phải được vận chuyển trong các công-ten-nơ chống trộm cắp và dấu niêm phong không bị phá.
Kim cương chưa được chế tác (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận nhập khẩu lô hàng kim cương chưa được chế tác?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC, có quy định về cơ quan xác nhận nhập khẩu và cấp giấy chứng nhận KP như sau:
Cơ quan xác nhận nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP
Cơ quan xác nhận nhập khẩu cho các lô hàng kim cương thô nhập khẩu và cấp Giấy chứng nhận KP cho các lô hàng kim cương thô xuất khẩu là Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Công Thương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Phòng quản lý xuất nhập khẩu). Thông tin chi tiết của các Phòng quản lý xuất nhập khẩu được quy định tại Phụ lục III.
Như vậy, theo quy định trên thì người có thẩm quyền xác nhận lô hàng kim cương chưa được chế tác là Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Công Thương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Người nhập khẩu kim cương chưa được chế tác thì phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC, có quy định về trách nhiệm của người nhận khẩu và người xuất khẩu kim cương thô như sau:
Trách nhiệm của người nhập khẩu và người xuất khẩu kim cương thô
Người nhập khẩu và người xuất khẩu kim cương thô có trách nhiệm:
1. Lập và nộp hồ sơ thương nhân cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu;
2. Lập và nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu;
3. Chứng minh kim cương thô nhập khẩu được nhập khẩu từ các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP, kim cương thô xuất khẩu được xuất khẩu tới các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP và tạo điều kiện thuận lợi cho các Phòng quản lý xuất nhập khẩu trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung khai trong hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP cũng như xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, kể cả trong trường hợp ủy quyền;
5. Báo cáo kịp thời cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP về những lô hàng bị nước nhập khẩu từ chối mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận KP của Việt Nam (nếu có);
6. Lưu trữ chứng từ mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, liệt kê tên của khách mua hoặc người bán, số giấy phép của khách mua hoặc người bán, số lượng và giá trị kim cương đã bán, xuất khẩu hoặc mua, nhập khẩu và các chứng từ khác trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Như vậy, theo quy định trên thì người muốn nhập khẩu kim cương chưa được chế tác thì cần phải có những trách nhiệm sau đây:
- Lập và nộp hồ sơ thương nhân cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu;
- Lập và nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu
- Chứng minh kim cương thô nhập khẩu được nhập khẩu từ các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung khai trong hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP cũng như xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu kể cả trong trường hợp ủy quyền
- Báo cáo kịp thời cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP về những lô hàng bị nước nhập khẩu từ chối mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận KP của Việt Nam (nếu có)
- Lưu trữ chứng từ mua, bán nhập khẩu, liệt kê tên của khách mua hoặc người bán, số giấy phép của khách mua hoặc người bán, số lượng và giá trị kim cương đã mua nhập khẩu và các chứng từ khác trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động do ảnh hưởng Siêu bão YAGI? Sức tàn phá của Siêu bão YAGI?
- Có bao nhiêu loại hợp đồng kinh doanh bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản mới nhất? Có bao nhiêu loại hợp đồng?
- Mức hỗ trợ đối với diện tích rừng, cây rừng bị bão số 3 tàn phá gây thiệt hại là bao nhiêu?
- Mẫu Đơn đề nghị hợp thửa đất kèm Mẫu Bản vẽ hợp thửa đất mới nhất theo Nghị định 101 là mẫu nào?
- Mẫu trang trí Tết Trung thu 2024 độc đáo, ấn tượng nhất? Hướng dẫn trang trí Trung thu 2024 chi tiết?