Người muốn đạt chứng chỉ thủy thủ thì cần phải có những kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn hỏi là theo quy định hiện nay thì người muốn đạt chứng chỉ thủy thủ thì cần phải có những kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Long (Phan Thiết).

Người muốn đạt chứng chỉ thủy thủ thì cần phải có những kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục I Phụ lục I Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1 Kiến thức
Có kiến thức về an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; hiểu các quy định cơ bản của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; hiểu nguyên lý điều khiển phương tiện thủy; biết các tuyến đường thủy nội địa ở khu vực; hiểu các quy định về bảo quản và xếp dỡ hàng hóa, đưa đón hành khách, bảo đảm an toàn cho hàng hóa và hành khách trong quá trình vận chuyển; hiểu kiến thức cơ bản về bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.
2 Kỹ năng
Làm thành thạo các nút dây, các mối dây và thực hiện tốt các thao tác làm dây trên phương tiện; sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu thủng, cứu sinh; các dụng cụ gõ gỉ, dụng cụ sơn trên phương tiện; thành thạo khi chèo xuồng, đo nước, đệm va, cảnh giới; ghép được các đoàn lai theo yêu cầu của thuyền trưởng; điều khiển được phương tiện ở những đoạn luồng dễ đi dưới sự giám sát của thuyền trưởng, thuyền phó.
3. Thái độ, đạo đức nghề nghiệp
Có ý thức rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường thủy nội địa; yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.

Như vậy, theo quy định trên thì có quy định về kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp của chứng chỉ thủy thủ như sau:

- Kỹ năng:

+ Làm thành thạo các nút dây, các mối dây và thực hiện tốt các thao tác làm dây trên phương tiện;

+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu thủng, cứu sinh;

+ Các dụng cụ gõ gỉ, dụng cụ sơn trên phương tiện;

+ Thành thạo khi chèo xuồng, đo nước, đệm va, cảnh giới; ghép được các đoàn lai theo yêu cầu của thuyền trưởng;

+ Điều khiển được phương tiện ở những đoạn luồng dễ đi dưới sự giám sát của thuyền trưởng, thuyền phó

- Đạo đức, nghề nghiệp:

+ Có ý thức rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường thủy nội địa;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.

thủy thủ

Người muốn đạt chứng chỉ thủy thủ thì cần phải có những kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời gian học để đạt được chứng chỉ thủy thủ mất bao lâu?

Căn cứ tại Mục II Phụ lục I Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:

THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC
Thời gian của khóa học: 295 giờ, bao gồm:
1. Thời gian các hoạt động chung: không.
2. Thời gian học tập: 295 giờ, trong đó:
a) Thời gian thực học: 280 giờ.
b) Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ.

Căn cứ theo quy định tại Mục III Phụ lục II Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:

DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

MĐ 01

An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường

60

MH 02

Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa

30

MĐ 03

Luồng chạy tàu thuyền

15

MĐ 04

Điều động phương tiện và thực hành điều động phương tiện

60

MĐ 05

Thủy nghiệp cơ bản

85

MH 06

Vận tải hàng hóa và hành khách

15

MĐ 07

Bảo dưỡng phương tiện

15


Tổng cộng

280

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian học của khóa học: 295 giờ, trong đó không có thời gian tham gia các hoạt động chung chỉ có thời gian học tập (thời gian thực học:280 giờ và thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ)

Kết thúc khóa học chứng chỉ thủy thủ thì cần kiểm tra những gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục IV Phụ lục I Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:

KIỂM TRA KẾT THÚC KHÓA HỌC
1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
Người học phải học đầy đủ nội dung theo yêu cầu chương trình các môn học, mô đun quy định. Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc môn học, mô đun do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức là đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
2. Kiểm tra kết thúc khóa học:

STT

Môn kiểm tra

Hình thức kiểm tra

1

Lý thuyết tổng hợp

Trắc nghiệm

2

Thủy nghiệp cơ bản

Thực hành

Như vậy, theo quy định trên thì kết thúc khóa học chứng chỉ thủy thủ thì cần kiểm tra 2 môn như sau: lý thuyết tổng hợp (trắc nghiệm) và thủy nghiệp cơ bản (thực hành).

Chứng chỉ thủy thủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi chứng chỉ thủy thủ tàu biển sang chứng chỉ thủy thủ phương tiện thủy nội địa gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi thì được tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ thủy thủ trên phương tiện thủy nội địa?
Pháp luật
Người muốn đạt chứng chỉ thủy thủ thì cần phải có những kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ thủy thủ
1,610 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ thủy thủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ thủy thủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào