Người lao động từ chối khám sức khỏe có bị công ty xử phạt không? Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp có bị phạt không?
Doanh nghiệp có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm không?
Theo Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
"Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ."
Như vậy, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Người lao động từ chối khám sức khỏe bị công ty xử phạt?
Người lao động từ chối khám sức khỏe có bị công ty xử phạt không?
Theo khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền của người lao động như sau:
"Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
..
Do đó, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ là trách nhiệm của Công ty và là quyền lợi của người lao động.
Theo khoản 2 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về nghĩa vụ người lao động như sau:
"Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;"
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
Tuy nhiên, pháp luật không quy định hành vi từ chối khám sức khỏe của người lao động sẽ bị phạt vi phạm nhưng nếu nội quy công ty bắt buộc nhận viên phải đảm bảo an toàn tại nơi làm việc bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ thì người lao động phải tuân thủ theo và không được từ chối.
Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp có bị phạt không?
Tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
..
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động."
Chú ý mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, trong trường hợp là tổ chức thì sẽ bị phạt gấp đôi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Như vậy, Công ty không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tùy thuộc vào số lượng người lao động mà công ty vi phạm sẽ có mức xử phạt khác nhau, tuy nhiên tối đa không quá 150 triệu đồng.
Nhưng quy định ở đây chỉ xử phạt khi nào Công ty không tổ chức tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người lao động mà thôi, nếu Công ty mình đã có thông báo cụ thể về thời gian và địa điểm khám sức khỏe nhưng người lao động không đến thì xem như là họ từ chối, không có cơ sở để xử phạt Công ty.
Trong trường hợp người lao động từ chối không đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cho phía Công ty mình nên yêu cầu người lao động làm văn bản thể hiện việc họ từ chối khám để làm cơ sở về sau và quy định rõ vấn đề này trong nội quy Công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?