Người lao động trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?
- Người lao động trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?
- Vụ Tổ chức Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao phải báo cáo kết quả phân loại đánh giá người lao động vào thời gian nào?
- Kết quả đánh giá phân loại người lao động có được sử dụng làm cơ sở tham khảo để đánh giá phân loại đảng viên không?
Người lao động trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định tiêu chí phân loại đánh giá viên chức, người lao động ở mức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức, người lao động ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý, người lao động có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;
d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;
đ) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;
e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;
g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;
h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động có thể bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nếu có một trong các tiêu chí sau đây:
(1) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
(2) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền;
Thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
(3) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;
(4) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;
(5) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;
(6) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;
(7) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;
(8) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.
Người lao động trong Tòa án nhân dân bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao phải báo cáo kết quả phân loại đánh giá người lao động vào thời gian nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm thực hiện
...
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động (theo biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này) gửi Vụ Tổ chức-Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
4. Vụ Tổ chức-Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả đánh giá phân loại người lao động trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Kết quả đánh giá phân loại người lao động có được sử dụng làm cơ sở tham khảo để đánh giá phân loại đảng viên không?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về việc sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức, người lao động như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức, người lao động
...
2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được sử dụng để làm căn cứ tiếp tục ký hợp đồng làm việc, bố trí, sử dụng, nâng ngạch chức danh nghề nghiệp, quy hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.
3. Kết quả đánh giá, phân loại người lao động được sử dụng để làm căn cứ tiếp tục ký hợp đồng làm việc, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
4. Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động được sử dụng làm cơ sở tham khảo trong đánh giá, phân loại đảng viên, đoàn viên công đoàn, Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Như vậy, theo quy định thì kết quả đánh giá phân loại người lao động được sử dụng làm cơ sở tham khảo trong việc đánh giá phân loại đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?