Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không?
- Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không?
- Trước khi tiến hành cuộc đình công, tổ chức đại diện người lao động có cần lấy ý kiến của người sử dụng lao động không?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công?
Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không?
Tại Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về đình công như sau:
Đình công
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Về việc xử lý vi phạm trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp được quy định tại khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp cuộc đình công diễn ra được xác định là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người lao động đang tham gia đình công bất hợp pháp có trách nhiệm ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.
Nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không? (Hình từ Internet)
Trước khi tiến hành cuộc đình công, tổ chức đại diện người lao động có cần lấy ý kiến của người sử dụng lao động không?
Việc lấy ý kiến về cuộc đình công được quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Lấy ý kiến về đình công
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;
b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.
3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Theo quy định thì trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
Như vậy, trước khi tiến hành cuộc đình công, tổ chức đại diện người lao động không phải lấy ý kiến của người sử dụng lao động.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công?
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định, thì các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công bao gồm:
(1) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
(2) Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
(3) Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
(4) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
(5) Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
(6) Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?