Người lao động nước ngoài làm việc ở vị trí công việc là chuyên gia thì cần các loại giấy tờ gì chứng minh đảm bảo điều kiện đối với vị trí công việc đó?
- Người lao động nước ngoài làm việc ở vị trí công việc là chuyên gia thì cần các loại giấy tờ gì chứng minh đảm bảo điều kiện đối với vị trí công việc đó?
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 20 ngày thì có phải có giấy phép lao động hay không?
- Doanh nghiệp có phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền nơi chuyên gia nước ngoài có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm dự kiến làm việc hay không?
Người lao động nước ngoài làm việc ở vị trí công việc là chuyên gia thì cần các loại giấy tờ gì chứng minh đảm bảo điều kiện đối với vị trí công việc đó?
Người lao động nước ngoài làm việc ở vị trí công việc là chuyên gia thì cần các loại giấy tờ gì chứng minh đảm bảo điều kiện đối với vị trí công việc đó? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định số 70/2023/NĐ-CP về giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật được quy định như sau:
Theo đó, giấy tờ chứng minh là chuyên gia bao gồm 02 loại giấy tờ:
- Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 20 ngày thì có phải có giấy phép lao động hay không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:
Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
…
7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
Như vậy, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì là đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Doanh nghiệp có phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền nơi chuyên gia nước ngoài có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm dự kiến làm việc hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:
Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 154 của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này. Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.
Như vậy, đối với người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin:
+ Họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Tóm lại, giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài là chuyên gia bao gồm 02 loại giấy tờ sau:
- Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe là gì? Giấy phép lái xe có bao nhiêu loại? Khi nào giấy phép lái xe hết hiệu lực?
- Có bị mất phần trăm số tiền trúng đấu giá đã nộp khi bị hủy kết quả đấu giá biển số xe không? Trường hợp nào bị hủy kết quả đấu giá?
- Công việc quản lý vận hành nhà chung cư? Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư cần đáp ứng điều kiện nào?
- Bằng lái xe quốc tế là gì? Thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế được pháp luật quy định như thế nào?
- Có tín hiệu trước khi vượt nhưng không xuyên suốt quá trình vượt xe vẫn có thể bị phạt tiền theo Nghị định 168?