Người lao động nữ có được nghỉ khám thai những ngày gần nhau hay không? Chồng có được hưởng chế độ khi đưa vợ đi khám thai?
Người lao động nữ có được nghỉ khám thai những ngày gần nhau hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Theo đó, theo quy định này thì trong suốt thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ ít nhất 05 ngày đi khám thai và tối đa là 10 ngày với trường hợp đặc biệt (bệnh viện ở xa; lao động nữ có bệnh lý; thai không bình thường). Luật không quy định về thời gian cụ thể cho những lần gần nhau nên vấn đề này phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ cũng như lịch theo dõi của bác sỹ.
Người lao động nữ có được nghỉ khám thai những ngày gần nhau hay không?
Cách tính trợ cấp những ngày nghỉ khám thai được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức hưởng chế độ thai sản:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.”
Do đó, mức hưởng chế độ khám thai của bạn được tính = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 ngày x Số ngày nghỉ.
Hồ sơ hưởng chế độ khi đi khám thai theo quy định pháp luật
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơgồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.2.1. Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:
a) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.”
Như vậy,để giải quyết chế độ thai sản cho bạn khi khám thai thì bạn phải nộp hồ sơ gồm danh sách 01B-HSB và các giấy tờ sau:
– Nếu điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
– Nếu điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Chồng có được hưởng chế độ khi đưa vợ đi khám thai?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Như vậy, theo quy định trên thì chồng bạn chỉ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Do đó, khi chồng bạn đưa bạn đi khám thai sẽ không được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Chế độ khám thai hiện nay chỉ dành cho lao động nữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?