Người lao động nghỉ do bị dịch Covid thì đơn vị sử dụng lao động có chi trả các chế độ theo hợp đồng lao động không?
- Covid-19 có phải là dịch bệnh nguy hiểm (bệnh truyền nhiễm) hay không?
- Người lao động nghỉ do bị dịch Covid thì đơn vị sử dụng lao động có chi trả các chế độ theo hợp đồng lao động không?
- Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong lúc dịch bệnh nguy hiểm không?
Covid-19 có phải là dịch bệnh nguy hiểm (bệnh truyền nhiễm) hay không?
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 quy định:
Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
Điều 1. Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, Covid-19 là một dịch bệnh nguy hiểm.
Người lao động nghỉ việc do bị Covid (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ do bị dịch Covid thì đơn vị sử dụng lao động có chi trả các chế độ theo hợp đồng lao động không?
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 hướng dẫn về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động thì không ghi nhận về thời gian nghỉ bị ốm đau. Do đó, nếu người lao động bị ốm đau do Covid phải nghỉ làm mà không sử dụng ngày nghỉ hằng năm thì người sử dụng lao động không bắt buộc phải chi trả lương và các chế độ theo hợp đồng lao động cho những ngày người lao động nghỉ việc. Nếu trường hợp người lao động vẫn còn ngày nghỉ hằng năm thì người sử dụng lao động phải trả nguyên lương theo hợp đồng lao động cho những ngày người lao động sử dụng nghỉ hằng năm này.
Đối với trường hợp người lao động bị mắc Covid-19 thì được xem là trường hợp người lao động bị ốm đau. Do đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động không có thỏa thuận khác thì người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận hướng dẫn như sau:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
[...]”.
Theo đó, người lao động bị mắc Covid-19 thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau do cơ quan BHXH chi trả. Do đó, về nguyên tắc, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người sử dụng lao động không phải chi trả lương, các chế độ khác cho người lao động mà thay vào đó người lao động sẽ hưởng chế độ ốm đau do cơ quản BHXH chi trả.
Ngoài ra, nếu trường hợp người lao động không thực hiện thủ tục đề nghị hưởng chế độ ốm đau từ BHXH thì các bên có thể thỏa thuận về tiền lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
[...]
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động bị Covid thì có thể hưởng chế độ ốm đau hoặc được hưởng tiền lương ngừng việc, người sử dụng lao động có thể không chi trả lương và các chế độ theo hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong lúc dịch bệnh nguy hiểm không?
Tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
[...]"
Do đó, trong lúc dịch bệnh đang nguy hiểm, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?