Người lao động được tuyển dụng từ ngày 21/4/1998 trở về sau nhưng dôi dư do doanh nghiệp sắp xếp lại sẽ được hưởng những chính sách gì?
- Người lao động dôi dư do doanh nghiệp sắp xếp lại được tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về có được hỗ trợ gì hay không?
- Tiền lương làm căn cứ tính tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi được xác định như thế nào?
- Trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc của doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại?
Người lao động dôi dư do doanh nghiệp sắp xếp lại được tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về có được hỗ trợ gì hay không?
Lưu ý: Các quy định được phân tích sau đây được áp dụng cho người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ngày 29/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động dôi dư trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
...
c) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm;
d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau;
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại do cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm;
Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 97/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau
Người lao động dôi dư quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chính sách như sau:
1. Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.
2. Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau vào doanh nghiệp này thực hiện sắp xếp lại do cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách mà tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm; thì sẽ được hưởng trợ cấp mất việc.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau vào doanh nghiệp bị giải thể, phá sản hưởng trợ cấp thôi việc.
Người lao động được tuyển dụng từ ngày 21/4/1998 trở về sau nhưng dôi dư do doanh nghiệp sắp xếp lại sẽ được hưởng những chính sách gì?
Tiền lương làm căn cứ tính tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 97/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ
...
3. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3, Điều 4 và tiền lương làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc được hiểu là gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc của doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại
1. Thực hiện phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt; bố trí sử dụng lao động phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh.
2. Trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với người lao động từ doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại chuyển sang theo phương án sử dụng lao động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi người lao động đó thôi việc, mất việc làm tại doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, việc trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc được doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại có trách nhiệm sắp xếp thực hiện chi trả cho người lao động.
Nghị định 97/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?