Người lao động có thể tham gia quản lý doanh nghiệp SCIC thông qua hình thức tổ chức Hội nghị người lao động không?
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp SCIC sẽ có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 46 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền của người lao động tại doanh nghiệp SCIC như sau:
Quyền của người lao động
Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến và đề xuất với các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, khi làm việc tại doanh nghiệp SCIC thì người lao động sẽ có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến và đề xuất với các cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 47 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP có quy định về quyền lợi của tập thể người lao động tại doanh nghiệp SCIC như sau:
Quyền của tập thể người lao động
Tập thể người lao động trong SCIC có quyền tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của SCIC; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm của người lao động.
Ngoài các quyền lợi đối với từng cá nhân người lao động làm việc tại doanh nghiệp ra thì tập thể người lao động sẽ có một số quyền lợi như:
- Có quyền tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động;
- Thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của SCIC;
- Thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động;
- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động;
- Thực hiện thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm của người lao động.
Người lao động có thể tham gia quản lý doanh nghiệp SCIC thông qua hình thức tổ chức Hội nghị người lao động không? (Hình từ Internet)
Người lao động có thể tham gia quản lý doanh nghiệp SCIC thông qua hình thức tổ chức Hội nghị người lao động không?
Căn cứ Điều 45 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về hình thức tham gia quản lý của người lao động như sau:
Hình thức tham gia quản lý của người lao động
Người lao động tham gia quản lý SCIC thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Hội nghị người lao động.
2. Đối thoại tại nơi làm việc.
3. Tổ chức Công đoàn SCIC.
4. Ban Thanh tra nhân dân.
5. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 48 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về Hội nghị người lao động như sau:
Hội nghị người lao động
Hàng năm SCIC có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của SCIC và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Từ các quy đinh nêu trên thì người lao động có thể tham gia quản lý doanh nghiệp SCIC thông quan hình thức tổ chức Hội nghị người lao động.
Hội nghị người lao động sẽ được doanh nghiệp SCIC tổ chức hàng năm. Doanh nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Hội đồng thành viên đã thông qua.
Hội nghị cũng sẽ thực hiện đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của SCIC và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bên cạnh việc tổ chức Hội nghị người lao động thì người lao động có thể tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua các hình thức khác như:
(1) Đối thoại tại nơi làm việc.
(2) Tổ chức Công đoàn SCIC.
(3) Ban Thanh tra nhân dân.
(4) Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp SCIC được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 49 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy đinh về mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp SCIC như sau:
(1) Quan hệ giữa SCIC và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động hiện hành.
(2) Tổng Giám đốc SCIC lập kế hoạch để Hội đồng thành viên thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng lao động, buộc thôi việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người quản lý và người lao động trong SCIC cũng như mối quan hệ giữa SCIC với các tổ chức Công đoàn của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?