Người lao động có được nhận trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ không?
Người lao động có được nhận trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ không?
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
...
3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo quy định trên thì khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền, người lao động và người sử dụng lao động có thể ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động thì giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định.
Như vậy, theo như trường hợp anh chia sẻ, nếu cả hai bên không ký lại hợp đồng lao động thì người lao động được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Người lao động có được nhận trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ không? (Hình từ Internet)
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được xác định thế nào?
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được quy định tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động được hạch toán vào chi phí nào?
Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
6. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Theo đó, kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 mới nhất? Tải mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 ở đâu?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 trên cả nước? Cập nhật địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025?
- 3+ Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Tải các mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hà Nội? Thời gian bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hà Nội như thế nào?
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần ở BHXH tỉnh hay ở huyện? Người lao động được chi trả bảo hiểm xã hội một lần sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ?