Người lao động có được nghỉ lễ tết khi làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển không?
- Người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển thì có được nghỉ lễ tết không?
- Ngày nghỉ lễ tết trùng với phiên làm việc của người lao động tại công trình dầu khí trên biển thì tiền lương tính như thế nào?
- Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển không quá bao nhiêu ngày?
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc một phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển tính như thế nào?
Người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển thì có được nghỉ lễ tết không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:
Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được bố trí nghỉ Lễ, Tết; nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 112 và Điều 115 Bộ luật Lao động.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Như vậy, người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển vẫn được bảo đảm bố trí nghỉ lễ tết vào các ngày mà nhà nước quy định.
Người lao động có được nghỉ lễ tết khi làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển không? (Hình từ Internet)
Ngày nghỉ lễ tết trùng với phiên làm việc của người lao động tại công trình dầu khí trên biển thì tiền lương tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:
Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được bố trí nghỉ Lễ, Tết; nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 112 và Điều 115 Bộ luật Lao động.
2. Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp ngày nghỉ lễ tết trùng với phiên làm việc của người lao động tại công trình dầu khí trên biển thì người lao động sẽ được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.
Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển không quá bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản a Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BCT về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển như sau:
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên
Người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
a. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b. Phiên làm việc tối đa là 28 ngày.
Theo đó, người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca cụ thể:
- Trong 01 ngày làm việc, ca làm việc không được kéo dài quá 12 giờ;
- Phiên làm việc tối đa là 28 ngày.
Như vậy, phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển không được quá 28 ngày.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc một phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình dầu khí trên biển là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: giàn khoan dầu khí, giàn khai thác, giàn chế biến, xử lý, phân phối dầu khí, giàn phụ trợ, giàn bơm ép nước, tàu phục vụ dầu khí, kho chứa, kho chứa nổi, hệ thống đường ống và tổ hợp các phương tiện máy móc, thiết bị có liên quan, các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời trên vùng biển Việt Nam.
2. Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển, không bao gồm thời gian đi đường.
3. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Như vậy, một phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên tại công trình dầu khí trên biển được tính liên tục từ khi người lao động có mặt tại công trình đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển.
Lưu ý: Khoảng thời gian làm việc theo phiên không tính thời gian đi đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?