Người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động do gặp tai nạn khi đi công tác nước ngoài không?
Bị tai nạn khi đi công tác nước ngoài có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
Theo đó, người lao động đi công tác nước ngoài theo yêu cầu của người sử dụng lao động, tức là rơi vào trường hợp bị tai nạn ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Do vậy, người lao động trong trường hợp này được xem là bị tai nạn lao động nếu như xác định được mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Đối chiếu với trường hợp của bạn, với mức suy giảm 32% bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định phía trên.
Chế độ tai nạn lao động do gặp tai nạn khi đi công tác nước ngoài
Suy giảm khả năng lao động 32% thì sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như thế nào?
Với mức suy giảm khả năng lao động 32%, bạn sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Mức lương cơ sở theo quy định hiện hành là 1.490.000 đồng. Theo đó, mức hưởng trợ cấp hằng tháng của bạn được tính như sau:
+ Mức hưởng cố định = 30% x 1.490.000 + ( 32 - 31) x 2% x 1.490.000 = 476.800 (đồng)/tháng
Ngoài ra còn nhận thêm một khoản phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội, vì bạn không cung cấp số liệu về vấn đề này, nên tôi xin đưa ra công thức như sau:
0.5% x tiền lương + ( số năm đóng bhxh - 1) x 0.3%
Hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng đến khi nào?
Căn cứ Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau:
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Xuất cảnh trái phép;
+ Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
+ Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
- Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Theo đó, nếu không rơi vào một trong một trong những trường hợp bị tạm dừng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng thì người lao động có thể được hưởng loại trợ cấp này không hạn định.
Tóm lại, người lao động bị tai nạn khi đi công tác theo yêu cầu của người sử dụng lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?