Người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp nào?
Người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp nào?
Điều kiện để người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Đối chiếu với quy định trên thì người lao động vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn ngoài nơi làm việc nếu thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Ngoài ra, để được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp này thì mức suy giảm khả năng lao động phải từ 5% trở lên.
Lưu ý: Chỉ có đối tượng là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mới được áp dụng chế độ tai nạn lao động.
Người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người lao động bị tai nạn lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động khi nào?
Căn cứ Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giám định mức suy giảm khả năng lao động như sau:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động bị tai nạn lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động bao gồm những gì?
Theo đó, hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT, hồ sơ bao gồm:
(1) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc;
Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
(2) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp;
(3) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
(4) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
(5) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?