Người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản đối với người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới không?
Người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới được quy định tại khoản 6, khoản 8, khoản 9 Điều 10 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng
...
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá, dỡ hoặc làm hư hỏng kết cấu, thiết bị của công trình biên giới mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
....
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này.
Theo quy định trên, người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì ngoài các hình thức phạt nêu trên, người này còn bị trục xuất.
Công trình biên giới (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới không?
Việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới không được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
...
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt người này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản đối với người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới không?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi thi hành công vụ, nhiệm vụ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong các cơ quan được quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
3. Thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng và những người được thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng giao nhiệm vụ lập biên bản có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản. Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền lập biên bản đối với người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?