Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh trong trường hợp nào thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi từ chối khai báo?
- Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh trong trường hợp nào thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi từ chối khai báo?
- Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được các cơ quan nào triệu tập theo quy định?
- Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh trong trường hợp nào thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi từ chối khai báo?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Cạnh tranh 2018 về người làm chứng như sau:
Người làm chứng
...
đ. Được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình;
e. Bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc cho tổ chức, cá nhân khác;
g. Có mặt tại phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh nếu việc khai báo của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên điều trần;
h. Cam đoan trước Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
i. Được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
3. Người làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khi được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 69 Luật Cạnh tranh 2018 được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình mà không chịu trách nhiệm pháp luật.
Với các trường hợp khác người làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khi được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh trong trường hợp nào thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi từ chối khai báo? (Hình từ Internet)
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được các cơ quan nào triệu tập theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Cạnh tranh 2018 thì người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người làm chứng.
Lưu ý: Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Trong đó, mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được quy định tại Điều 54 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
- Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
- Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Trong đó, tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh 2018.
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?