Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh có được quyền từ chối ký vào biên bản lấy lời khai hay không?
Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh có được quyền từ chối ký vào biên bản lấy lời khai hay không?
Căn cứ tại Điều 84 Luật Cạnh tranh 2018 về triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh như sau:
Triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra
1. Trong quá trình điều tra, các bên có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh triệu tập người làm chứng. Bên đề nghị triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết phải có người làm chứng để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định.
2. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 83 Luật Cạnh tranh 2018 về việc lấy lời khai như sau:
Lấy lời khai
1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, tổ chức, cá nhân liên quan khác để thu thập và xác minh các thông tin, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc lấy lời khai quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, việc lấy lời khai có thể được tiến hành bên ngoài trụ sở của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào từng trang. Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản còn phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản vào từng trang.
4. Trường hợp người được lấy lời khai từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản, điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định thì người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh được quyền từ chối ký vào biên bản lấy lời khai.
Lưu ý: trường hợp người được lấy lời khai từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản, điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh có được quyền từ chối ký vào biên bản lấy lời khai hay không? (Hình từ Internet)
Người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh có được quyền nghỉ việc trong thời gian Cơ quan điều tra lấy lời khai không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 69 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng như sau:
Người làm chứng
...
2. Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh; khai báo trung thực với Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về tất cả những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh mà mình biết được;
b. Tham gia phiên điều trần và trình bày trước Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c. Được nghỉ việc trong thời gian Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần hoặc lấy lời khai nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
d. Được chi trả các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ. Được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình;
Như vậy, người làm chứng trong vụ việc cạnh tranh được nghỉ việc trong thời gian Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia lấy lời khai nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Trong đó, người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người làm chứng.
Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được quy định như thế nào?
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh được quy định tại Điều 54 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể:
- Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018.
- Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?