Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các tình trạng bệnh, tật nào về tim mạch nào?
Người có bằng lái xe hạng C được phép lái xe ô tô tải hay không?
Phân hạng giấy phép lái xe được quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
...
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
...
Theo đó, người có bằng lái xe hạng C có thể lái xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các tình trạng bệnh, tật nào về tim mạch nào? (Hình từ Internet)
Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các tình trạng bệnh, tật về tim mạch nào?
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe
1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01.
2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.
Dẫn chiếu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
PHỤ LỤC SỐ 1
BẢNG TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Theo đó, người lái xe ô tô tải hạng C sẽ không được phép lái xe nếu có các tình trạng bệnh, tật về tim mạch sau đây:
- Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.
- HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.
- Các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.
- Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.
- Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.
- Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).
- Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.
- Ghép tim
- Sau can thiệp tái thông mạch vành.
- Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA).
Thủ tục khám sức khỏe đối với người lái xe ô tô tải được quy định như thế nào?
Việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:
Khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô
1. Thủ tục khám, trả sổ khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 của Thông tư số 14/2013/TT-BYT.
2. Mẫu Sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Dẫn chiếu Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định như sau:
Thủ tục khám sức khỏe
1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.
Như vậy, thủ tục khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô tải sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
- Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
- Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu hồ sơ khám sức khỏe đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;
- Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;
- Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
- Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?