Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có những nghĩa vụ gì? Nếu không có hợp đồng vận tải khách du lịch thì có bị phạt không?
- Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường gì?
- Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có những nghĩa vụ gì?
- Nếu không có hợp đồng vận tải khách du lịch thì người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có bị xử phạt không?
- Đối với hành vi vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường gì?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Du lịch 2017 về kinh doanh vận tải khách du lịch như sau:
Kinh doanh vận tải khách du lịch
1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo quy định trên thì kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có những nghĩa vụ gì? (Hình từ internet)
Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch
1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.
3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.
4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.
Theo đó, người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có những nghĩa vụ sau:
- Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
- Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.
- Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.
Nếu không có hợp đồng vận tải khách du lịch thì người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ như sau:
Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp;
b) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;
c) Không xuất trình được danh sách khách du lịch theo quy định.
...
Theo đó, nếu không có hợp đồng vận tải khách du lịch thì người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường bộ có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
*Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Nếu tổ chức có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Đối với hành vi vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, đối với hành vi vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường bộ thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Noel cho bé? Noel 2024 vào thứ mấy trong tuần? Lễ Noel vào ngày bao nhiêu âm 2024?
- Mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm? Mức tiền thưởng cán bộ công chức viên chức theo Quyết định 786?
- Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có những nội dung nào? Được áp dụng với những đối tượng nào?
- 5+ đoạn văn thể hiện cảm xúc bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ hay, chọn lọc lớp 5?
- Hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì xử phạt như đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm?