Người kinh doanh vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa là bao nhiêu?
- Vận tải đa phương thức là gì?
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa là bao nhiêu?
- Hàng hóa bị khuyết tật nhưng người kinh doanh vận tải đa phương thức kiểm tra không phát hiện ra mà người nhận hàng đổ lỗi do vận chuyển và yêu cầu phải bồi thường thì có phải chịu trách nhiệm không?
Vận tải đa phương thức là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định:
“Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa là bao nhiêu?
Theo Điều 24 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức như sau:
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.
- Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những trường hợp khác, công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị.
- Trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.
- Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.
- Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hóa đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.
- Toàn bộ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng hóa chậm là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.
Như vậy, mức tối đa mà người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm là tùy vào mức tiền theo đơn vị kiện hàng hoặc kilogram trọng lượng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng theo quy định nêu trên.
Vận tải đa phương thức
Hàng hóa bị khuyết tật nhưng người kinh doanh vận tải đa phương thức kiểm tra không phát hiện ra mà người nhận hàng đổ lỗi do vận chuyển và yêu cầu phải bồi thường thì có phải chịu trách nhiệm không?
Theo Điều 22 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định về miễn trừ trách nhiệm như sau:
Người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên nhân bất khả kháng;
- Hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.
- Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp.
- Giao nhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hóa dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc người đại lý thực hiện.
- Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hóa.
- Đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.
- Trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thủy nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do:
+ Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tàu;
+ Cháy, trừ khi gây ra bởi hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển.
Trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoản này do tàu không có đủ khả năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hành trình tàu có đủ khả năng đi biển.
Như vậy, hàng hóa bị lỗi ẩn tỳ thì người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng. Ẩn tỳ là những khuyết tật của hàng hóa, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hóa một cách thông thường thì không thể phát hiện được (khoản 16 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP). Do đó, hàng hóa bị khuyết tật nhưng người kinh doanh vận tải đa phương thức kiểm tra không phát hiện ra mà người nhận hàng đổ lỗi do vận chuyển và yêu cầu phải bồi thường thì không phải chịu trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?