Người khuyết tật quá tuổi so với tuổi nhập học trung học phổ thông nhưng vẫn muốn làm thủ tục nhập học thì có được phép hay không?

Anh trai tôi năm nay 18 tuổi, là người khuyết tật bẩm sinh. Mặc dù vậy, anh tôi vẫn muốn được nhập học trung học phổ thông như bao bạn bè khác. Tôi muốn biết nguyện vọng này của anh tôi có thể được thực hiện hay không? Nếu được, việc nhập học của anh tôi được quy định như thế nào? Cơ sở vật chất tại các trường trung học phổ thông có được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người khuyết tật như anh tôi hay không?

Người khuyết tật đã quá tuổi được quyền đăng ký thủ tục nhập học trung học phổ thông hay không?

Người khuyết tật đã quá tuổi được quyền đăng ký thủ tục nhập học trung học phổ thông hay không?

Người khuyết tật đã quá tuổi được quyền đăng ký thủ tục nhập học trung học phổ thông hay không?

Căn cứ Điều 14, Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người khuyết tật như sau:

(1) Nhiệm vụ của người khuyết tật

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người học theo quy định, người khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Học tập và rèn luyện theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật

- Thông tin tình hình sức khỏe, khả năng học tập, đề xuất nhu cầu hỗ trợ với gia đình, cơ sở giáo dục khi cần thiết.

- Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

(2) Quyền của người khuyết tật

Ngoài các quyền của người học theo quy định, người khuyết tật học hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:

- Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định.

- Được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực; được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động giáo dục để phát triển khả năng cá nhân; được cung cấp thông tin, cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy định.

- Người khuyết tật được học tập, rèn luyện và hỗ trợ trong các giờ học cá nhân về kiến thức, kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả.

- Được tư vấn về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

- Được bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật.

- Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong học tập, rèn luyện.

- Được hưởng chính sách, chế độ về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định tại Thông tư số 42 và các quy định hiện hành khác.

Dựa vào quy định trên, có thể thấy người khuyết tật được quyền nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định. Do đó, anh trai bạn tuy đã quá tuổi nhưng vì là người khuyết tật nên vẫn có thể được nhập học ở đổ tuổi cao hơn quy định.

Người khuyết tật năm nay 19 tuổi được phép nhập học trung học phổ thông không?

Việc nhập học, tuyển sinh người khuyết tật học hòa nhập được quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:

"1. Người khuyết tật được hưởng chính sách nhập học, tuyển sinh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật (Thông tư số 42) và quy chế tuyển sinh các cấp học và trình độ đào tạo hiện hành.
2. Hồ sơ của người khuyết tật học hòa nhập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo và giấy xác nhận mức độ khuyết tật, kế hoạch giáo dục cá nhân."

Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về việc tuyển sinh đối với người khuyết tật như sau:

"Điều 2. Ưu tiên nhập học và tuyển sinh
..
2. Ưu tiên tuyển sinh
a) Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông"
Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
..."

Căn cứ vào quy định trên, khi anh bạn là người khuyết tật được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền thì anh trai bạn sẽ được tuyển thẳng vào trường trung học phổ thông mà không cần xét đến độ tuổi.

Cơ sở vật chất của trường trung học phổ thông có đảm bảo hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Giáo dục 2019, trường trung học phổ thông thuộc nhóm cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành

"Điều 33. Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
..
3. Trường trung học phổ thông;"

Tại Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập và các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật như sau:

(1) Căn cứ vào Điều kiện của cơ sở giáo dục và nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật học hòa nhập, cơ sở giáo dục bố trí phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập để thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.

(2) Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập có thiết bị hỗ trợ đặc thù, học liệu, công cụ xác định mức độ phát triển cá nhân của người khuyết tật để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển khả năng của người khuyết tật.

(3) Các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập:

a) Hỗ trợ người khuyết tật bổ sung kiến thức, phát triển kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả;

b) Tư vấn, hỗ trợ các biện pháp, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật;

c) Tư vấn dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập và định hướng nghề nghiệp cho người khuyết tật.

(4) Cơ sở giáo dục phối hợp với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, Điều 10 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT cũng có quy định về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, đồ chơi của cơ sở giáo dục để thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật như sau:

(1) Cơ sở giáo dục đảm bảo các Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi đáp ứng yêu cầu giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật.

(2) Khuyến khích cơ sở giáo dục phối hợp với tổ chức, cá nhân thiết kế và sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho người khuyết tật.

Có thể thấy, tại các cơ sở giáo dục nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng, Nhà nước đã có những quy định đặc biệt nhằm mục đích hỗ trợ người khuyết tật trong công tác giáo dục sao cho thuận tiện và hiệu quả nhất.

Như vậy, người khuyết tật dù quá tuổi nhập học so với quy định nhưng vẫn được ưu tiên tuyển thẳng vào trường trung học phổ thông. Tại các cơ sở giáo dục hiện nay, pháp luật đã có những quy định cụ thể về phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập, cơ sở vật chất thực hiện giáo dục hòa nhập và các hoạt động được thực hiện với mục đích hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, nhằm giúp học phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Giáo dục hòa nhập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Ngày 3 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động? Người lao động là người khuyết tật có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Giáo dục hòa nhập là gì? Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân không?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Điều kiện để thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục cần những gì và hồ sơ, thủ tục ra sao?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
1,022 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật Giáo dục hòa nhập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục hòa nhập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào