Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc khai thác khoáng sản có ích bằng phương pháp hầm lò; đồng thời chống giữ khoảng trống mới khai thác và thực hiện các công việc điều khiển áp lực mỏ đảm bảo các điều kiện an toàn cho quá trình sản xuất tại các vỉa khoáng sản có chiều dày và độ dốc bất kỳ, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra người hành nghề còn tham gia thực hiện công việc đào và chống giữ các đường lò chuẩn bị cho khu khai thác. Đảm bảo năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
Người hành nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò làm việc chủ yếu ở các lò khai thác trong lòng đất tại các mỏ khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò với những nhiệm vụ chính là: Phá vỡ đất đá, khoáng sản (bằng thủ công, bán cơ giới, cơ giới hoặc bằng khoan nổ mìn); xúc bốc đất đá, khoáng sản lên thiết bị vận tải bằng dụng cụ thủ công hoặc thiết bị cơ giới; vận chuyển đất đá, khoáng sản bằng máng trượt, goòng, băng tải, máng cào hoặc tàu điện; vận chuyển vật liệu bằng thủ công hoặc thiết bị chuyên dùng; chống giữ lò khai thác bằng các loại vì chống gỗ hoặc kim loại hoặc giá khung thủy lực hoặc dàn chống thủy lực; chống giữ lò chuẩn bị (lò mở vỉa) bằng các loại vì chống gỗ hoặc kim loại hoặc vì neo hoặc bê tông; củng cố các vì chống bị suy yếu; sửa chữa các vì chống hoặc đoạn lò có vì chống bị hư hỏng, biến dạng quá mức cho phép; tham gia xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất như sập đổ lò, cháy nổ khí hoặc bục nước ngầm.
Người hành nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò làm việc trong điều kiện không có ánh sáng tự nhiên và môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, không khí, tiếng ồn, bụi... phần lớn các công việc đều nặng nhọc và nguy hiểm, công việc mang tính tập thể. vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khoẻ, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.700 giờ tương đương 60 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 60 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Liệt kê được các phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ, các hệ thống khai thác mỏ hầm lò;
- Mô tả được đặc điểm của các vỉa than, trụ vỉa, vách vỉa, các hiện tượng phay phá, đứt gãy, uốn nếp;
- Trình bày được kết cấu, trình tự dựng, yêu cầu kỹ thuật của các loại vì chống gỗ, vì chống kim loại trong lò chuẩn bị;
- Trình bày được kết cấu, kỹ thuật dựng vì chống gỗ, vì chống cột thủy lực đơn - xà khớp; kỹ thuật di chuyển giá thủy lực di động XDY, giá khung thủy lực di động ZH/GK, giá thủy lực liên kết xích trong lò khai thác;
- Trình bày được nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng, kỹ thuật vận hành các loại máy khoan, thiết bị vận tải, thiết bị bốc xúc trong khai thác mỏ hầm lò;
- Trình bày được quy trình kỹ thuật củng cố, khôi phục vì chống ở lò khai thác và lò chuẩn bị ở mức độ đơn giản;
- Trình bày được quy trình điều khiển áp lực mỏ thường kỳ ở lò khai thác;
- Trình bày được phương pháp phối hợp tổ chức hoạt động của tổ, nhóm sản xuất;
- Trình bày được hàm lượng các loại khí độc, khí cháy, không khí mỏ;
- Trình bày được một số nguy cơ gây tai nạn trong mỏ hầm lò và biện pháp phòng tránh; các sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục, phòng ngừa;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, kỹ thuật sử dụng của thiết bị cấp cứu mỏ thông dụng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp phải đạt được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?