Người được ủy quyền tham gia Hội nghị chủ nợ có được quyền tham gia biểu quyết tại Hội nghị hay không?
Người được ủy quyền tham gia Hội nghị chủ nợ có được quyền tham gia biểu quyết tại Hội nghị hay không?
Căn cứ Điều 77 Luật Phá sản 2014 và Điều 78 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Điều 77. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Điều 78. Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
2. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì người được ủy quyền tham gia Hội nghị sẽ có các quyền và nghĩa vụ như người ủy quyền, bao gồm cả quyền biểu quyết, tuy nhiên cần lưu ý việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản.
Người được ủy quyền tham gia Hội nghị chủ nợ có được quyền tham gia biểu quyết tại Hội nghị hay không? (hình từ internet)
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có bao nhiêu chủ nợ biểu quyết tán thành?
Căn cứ Điều 81 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ
...
i) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
k) Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;
l) Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
m) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
n) Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.
2. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
Theo đó, nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
Nghị quyết Hội nghị chủ nợ phải bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 83 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
1. Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
a) Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;
b) Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Nghị quyết Hội nghị chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu mở thủ tục phá sản;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Tên, địa chỉ của người có liên quan;
e) Ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
g) Ý kiến của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về yêu cầu của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
h) Kết luận Hội nghị chủ nợ, kết quả biểu quyết.
3. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có chữ ký của Thẩm phán, Quản tài viên, đại diện doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và thông báo trước Hội nghị chủ nợ.
4. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Chiếu theo quy định này thì nghị quyết Hội nghị chủ nợ phải bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tên, địa chỉ của người có liên quan;
- Ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Ý kiến của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về yêu cầu của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Kết luận Hội nghị chủ nợ, kết quả biểu quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?