Người được truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhận thay sẽ là ai theo quy định?
- Người được truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhận thay sẽ là ai theo quy định?
- Người phục vụ nghi thức trao danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được pháp luật quy định như thế nào?
- Trao danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng theo trình tự như thế nào?
Người được truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhận thay sẽ là ai theo quy định?
Tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định cụ thể:
Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua quy định tại Luật thi đua, khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định này gồm:
...
b) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”; “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”; “Anh hùng Lao động”; “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”; “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú”; “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”;
Cụ thể tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
...
3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.
4. Đại diện lãnh đạo tập thể được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua của tập thể. Cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
5. Trao tặng từ hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
6. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, người không có trách nhiệm không tặng hoa, không quay phim, chụp ảnh trên lễ đài.
Theo đó, trường hợp truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
Người phục vụ nghi thức trao danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng
...
4. Người phục vụ nghi thức trao:
a) Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;
b) Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.
Như vậy, người phục vụ nghi thức trao danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được pháp luật quy định sau:
- Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;
- Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.
Danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
(Hình từ Internet)
Trao danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
- Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;
- Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);
- Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu).
- Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
- Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?