Người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú mà không xin phép Ủy ban nhân dân cấp xã mấy lần thì chuyển thành chấp hành hình phạt tù?
- Người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú mà không xin phép Ủy ban nhân dân cấp xã mấy lần thì chuyển thành chấp hành hình phạt tù?
- Phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp không?
- Trình tự, thủ tục xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo tiến hành như thế nào?
Người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú mà không xin phép Ủy ban nhân dân cấp xã mấy lần thì chuyển thành chấp hành hình phạt tù?
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định như sau:
Trường hợp người được hưởng án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo do cố ý vi phạm nghĩa vụ
...
2. Vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên đối với trường hợp người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép được xác định như sau:
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép, cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 87, Điều 91 và Điều 92 của Luật Thi hành án hình sự lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, nhắc nhở lần 01 và triệu tập người này để tiếp tục thi hành án nhưng họ vẫn không có mặt theo giấy triệu tập nên cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm điểm vắng mặt và lập biên bản kiểm điểm vắng mặt. Trường hợp này được xác định là vi phạm nghĩa vụ lần 01.
Căn cứ Điều 93 của Luật Thi hành án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục triệu tập người được hưởng án treo nhưng người này vẫn không có mặt nên bị lập biên bản nhắc nhở lần 02. Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục triệu tập người được hưởng án treo nếu người này vẫn không có mặt thì lập biên bản xác nhận sự vắng mặt. Trường hợp này được coi là vi phạm nghĩa vụ lần 02
Dẫn chiếu đến Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Nghĩa vụ của người được hưởng án treo
1. Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này.
...
3. Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
4. Chấp hành quy định tại Điều 92 của Luật này.
5. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
6. Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.
Theo quy định trên, chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan khác. Người được hưởng án treo phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Như vậy, khi người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú mà không xin phép Uỷ ban nhân dân cấp xã 2 lần trở lên thì buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Người được hưởng án treo có phải chấp hành hình phạt tù trong trường hợp bỏ đi khỏi nơi cư trú mà không xin phép Ủy ban nhân dân cấp xã không? (hình từ internet)
Phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp không?
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo
...
2. Hội đồng phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo gồm 03 Thẩm phán. Phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp.
...
Như vậy, phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp.
Trình tự, thủ tục xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo tiến hành như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo
...
3. Trình tự, thủ tục xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo tiến hành như sau:
a) Một thành viên của Hội đồng phiên họp trình bày nội dung văn bản đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo;
b) Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến;
c) Hội đồng thảo luận và quyết định.
...
Như vậy, trình tự, thủ tục xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo tiến hành được quy định như sau:
- Một thành viên của Hội đồng phiên họp trình bày nội dung văn bản đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo;
- Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến;
- Hội đồng thảo luận và quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là gì? 02 nội dung tổ chức giao thông đường bộ trong giai đoạn quy hoạch mạng lưới đường bộ?
- Mẫu số 3C Hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp qua mạng theo Thông tư 22 mới nhất? Tải về hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp qua mạng?
- Văn khấn rằm tháng giêng tại cơ quan? Giờ cúng Rằm tháng Giêng 2025 tại cơ quan đẹp? Top khung giờ đẹp?
- Rằm tháng Giêng cúng mặn được không? Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Văn khấn rằm tháng giêng tại nhà thờ họ tộc 2025? Văn khấn nôm tại nhà thờ họ tộc? Bài cúng tế tổ Rằm tháng Giêng?