Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên VKSND tỉnh phải có thời gian công tác pháp luật từ mấy năm trở lên?
Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên VKSND tỉnh phải có thời gian công tác pháp luật từ mấy năm trở lên?
Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đang là công chức.
2. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
3. Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.
Dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo quy định nêu trên thì người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đang là công chức.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
- Có khả năng giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự.
Do đó, người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phải có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên VKSND tỉnh phải có thời gian công tác pháp luật từ mấy năm trở lên? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên VKSND tỉnh thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh căn cứ theo khoản 4 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Kiểm tra viên
...
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
...
Theo đó, người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
Người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên VKSND tỉnh được cấp giấy tờ gì để làm nhiệm vụ?
Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên được căn cứ theo Điều 97 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể như sau:
Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục và phù hiệu; Kiểm sát viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng minh; Điều tra viên, Kiểm tra viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng nhận để làm nhiệm vụ.
Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được cấp trang phục theo chế độ của quân đội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ cấp phát và sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân, phù hiệu, cấp hiệu của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, của Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định hình thức, chất liệu, màu sắc trang phục; chế độ cấp phát và sử dụng trang phục đối với các công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp và quản lý. Hình thức, kích thước, màu sắc của Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định, cấp và quản lý.
Theo quy định nêu trên thì người được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được cấp cấp hiệu, giấy chứng nhận để làm nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?