Người đứng đầu cơ quan báo in được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí đúng không?
- Người đứng đầu cơ quan in được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí đúng không?
- Cơ quan báo in được quyền không đăng phát ý kiến phản hồi của cơ quan có thẩm quyền không?
- Cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Người đứng đầu cơ quan in được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Báo chí 2016 về trả lời trên báo chí như sau:
Trả lời trên báo chí
1. Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trên báo chí.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người đứng đầu cơ quan báo in có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời trên báo chí trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo in.
Người đứng đầu cơ quan in được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo in được quyền không đăng phát ý kiến phản hồi của cơ quan có thẩm quyền không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Báo chí 2016 về phản hồi thông tin như sau:
Phản hồi thông tin
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.
4. Khi đăng, phát ý kiến phản hồi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân phản hồi thông tin;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát bị phản hồi thông tin.
Theo quy định, cơ quan báo in phải đăng phát ý kiến phản hồi của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp không nhất trí với ý kiến đó thì cơ quan in vẫn phải đăng phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan điểm của mình.
Tuy nhiên, cơ quan báo in có quyền không đăng phát ý kiến phản hồi của cơ quan có thẩm quyền nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan biết.
Cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí 2016 thì cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp sau đây:
(1) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
(2) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
(3) Thông tin về các vụ việc sau:
- Vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra;
- Vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
(4) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?