Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên có phải thi tiếng anh hay không? Thời gian thi môn tiếng anh để lấy chứng chỉ kiểm toán viên là bao lâu?
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên có phải thi tiếng anh hay không?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về nội dung thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên như sau:
Nội dung thi
...
2. Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:
a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
c) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
đ) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
e) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
g) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
...
Như vậy, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải có ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên có phải thi tiếng anh hay không? Thời gian thi môn tiếng anh để lấy chứng chỉ kiểm toán viên là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian thi môn tiếng anh để lấy chứng chỉ kiểm toán viên là bao lâu?
Theo Điều 7 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về thời gian thi môn tiếng anh để lấy chứng chỉ kiểm toán viên như sau:
Thể thức thi
Mỗi môn thi quy định tại Điều 6 Thông tư này (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Theo đó, môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Nội dung các môn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về nội dung thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên như sau:
Nội dung thi
...
4. Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
Theo đó, nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống, yêu cầu đối với từng môn thi thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1). Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
1.1. Luật Doanh nghiệp
+ Các vấn đề chung về doanh nghiệp;
+ Các loại hình doanh nghiệp.
1.2. Pháp luật về đầu tư
+ Các vấn đề chung về đầu tư;
+ Các hình thức đầu tư.
1.3. Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
+ Các vấn đề chung về hợp đồng;
+ Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
1.4. Pháp luật về cạnh tranh
1.5. Pháp luật phá sản
1.6. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
1.7. Luật Lao động.
(2). Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
2.1. Các vấn đề cơ bản trong tài chính
+ Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp;
+ Giá trị thời gian của tiền tệ;
+ Định giá trái phiếu và cổ phiếu;
+ Thị trường tài chính;
+ Tính toán và phân tích các chỉ số tài chính.
2.2. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
+ Nguồn tài trợ dài hạn;
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn;
+ Hệ thống đòn bẩy và cơ cấu vốn;
+ Chi phí sử dụng vốn;
+ Cơ cấu nguồn vốn.
2.3. Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn
+ Tài sản cố định, tài sản dài hạn;
+ Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn.
2.4. Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp
+ Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư;
+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền;
+ Các phương pháp khác.
2.5. Định giá doanh nghiệp
+ Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp;
+ Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
2.6. Quản lý Tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước;
+ Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác;
+ Xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;
+ Xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
(3). Thuế và quản lý thuế nâng cao
3.1. Thuế giá trị gia tăng
3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
3.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
3.5. Thuế thu nhập cá nhân
3.6. Các loại thuế khác
3.7. Luật quản lý thuế
3.8. Kế hoạch thuế.
(4). Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
4.1. Pháp luật về kế toán
+ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn;
+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam;
+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
+ Các chế độ kế toán.
4.2. Lập báo cáo tài chính đơn vị kế toán
4.3. Lập báo cáo tài chính hợp nhất
4.4. Kế toán quản trị
+ Các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị;
+ Kế toán chi phí;
+ Quyết định ngắn hạn.
(5). Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
5.1. Pháp luật về kiểm toán:
+ Luật kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn;
+ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, soát xét, dịch vụ đảm bảo khác, các dịch vụ liên quan và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
5.2. Hành nghề kiểm toán
+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán;
+ Trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp;
+ Quản lý hành nghề kiểm toán;
+ Quy trình kiểm toán;
+ Kế hoạch kiểm toán;
+ Thu thập bằng chứng kiểm toán;
+ Đánh giá kết quả và soát xét;
+ Báo cáo kiểm toán;
+ Kiểm toán nội bộ;
+ Soát xét báo cáo tài chính, kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước và báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt;
+ Dịch vụ bảo đảm.
(6). Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
6.1. Các vấn đề cơ bản về phân tích hoạt động tài chính
6.2. Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
+ Đánh giá khái quát hoạt động tài chính;
+ Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn;
+ Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn;
+ Phân tích khả năng thanh toán;
+ Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ;
+ Phân tích điểm hoà vốn và việc ra quyết định;
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh;
+ Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính.
(7). Ngoại ngữ
- Yêu cầu: trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
- Kỹ năng: Đọc, viết, dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?