Người điều khiển xe phải làm gì khi dừng xe trên đường? Dừng xe trước trạm dừng xe buýt có bị xử phạt hay không?
Dừng xe được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích về dừng xe trên đường bộ như sau:
Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
Người điều khiển xe phải làm gì khi dừng xe trên đường? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe lưu thông trên đường phải làm gì khi dừng xe?
Theo khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
...
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
...
Như vậy, đang lưu thông trên đường muốn dừng xe, người điều khiển xe phải thực hiện những việc như sau:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
- Cho xe dừng nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe hoặc quy định các điểm dừng xe thì phải dừng tại các vị trí đó.
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.
Người điều khiển xe dừng xe trước trạm dừng xe buýt bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
...
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Như vậy, hành vi dừng xe tại nơi dừng của xe buýt là hành vi bị cấm khi dừng xe trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
Xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe tham gia giao thông dừng xe trước trạm dừng xe buýt như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Theo điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
...
Như vậy, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dừng xe trước trạm dừng xe buýt có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Theo điểm h khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
...
Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn dừng xe trước trạm dừng xe buýt có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Theo điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
...
Như vậy, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng dừng xe trước trạm dừng xe buýt có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?