Người điều khiển xe ô tô đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Dải phân cách hiện nay có mấy loại?
Căn cứ theo khoản 85.3 Điều 85 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì dải phân cách có hai loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động. Cụ thể:
- Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:
+ Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
+ Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
+ Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong QCVN 41:2019/BGTVT.
- Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m - 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 - Æ50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.
Người điều khiển xe ô tô đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe ô tô đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
...
Như vậy, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt người điều khiển xe ô tô đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy là bao lâu?
căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
…
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh thanh toán Có là gì? Lệnh thanh toán Có có được hoàn trả khi đơn vị nhận lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng không?
- Thông tư 65/2024 quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe thế nào?
- Gá bạc là gì? Người phạm tội gá bạc có thể bị tịch thu toàn bộ tài sản đúng không? Các tình tiết tăng nặng TNHS của tội gá bạc?
- Đất xây dựng cơ sở y tế là đất gì? Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế sang đất ở có cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
- Danh sách công dân đi nghĩa vụ quân sự 2025 xem ở đâu? Nghĩa vụ quân sự 2025 ngày mấy đi? Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm?