Người điều khiển xe đạp khi đã uống rượu bia trên đường bỏ lại xe, không đóng phạt sẽ bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, người điều khiển xe đạp khi đã uống rượu bia sẽ bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Người điều khiển xe đạp uống rượu bia bỏ lại xe, không đóng phạt sẽ bị xử lý thế nào? Câu hỏi của anh N (Hải Dương).

Xe đạp có phải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không?

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
...

Theo đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; xe đạp không được xếp vào nhóm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Đồng thời, tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
...

Như vậy, xe đạp được xếp vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ cùng với xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Người điều khiển xe đạp khi đã uống rượu bia trên đường bỏ lại xe, không đóng phạt sẽ bị xử lý như thế nào?

Người điều khiển xe đạp uống rượu bia khi tham gia giao thông (Hình ảnh từ Internet)

Người điều khiển xe đạp khi đã uống rượu bia bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi điều khiển xe đạp trên đường bộ khi đã uống rượu bia được quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
...
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
...

Theo đó, người điều khiển xe đạp khi đã uống rượu bia có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:

- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

- Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Như vậy, người điều khiển xe đạp khi đã uống rượu bia tham gia giao thông đường bộ thì sẽ tùy vào mức nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở để xác định mức xử phạt hành chính.

Mức xử phạt hành chính thấp nhất sẽ là 80.000 đồng và mức xử phạt hành chính cao nhất sẽ là 400.000 đồng.

Người điều khiển xe đạp khi đã uống rượu bia bỏ lại xe, không đóng phạt thì xe đạp có bị tịch thu hay không?

Theo khoản 4, khoản 4a, khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4a. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
...

Và, tại Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ như sau:

Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
1. Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
2. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định; giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Như vậy, nếu như hết thời hạn tạm giữ mà chủ sở hữu của xe đạp không nhận lại xe thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu tang vật.

Chiếc xe đạp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Nồng độ cồn TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ CỒN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 25 năm 2025 là bao nhiêu? Không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với ô tô? Trừ điểm GPLX đối với ô tô khi vi phạm nồng độ cồn 2025 thế nào?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với xe máy chính thức? Mức trừ điểm GPLX đối với xe máy khi vi phạm nồng độ cồn 2025?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn từ 2025 chính thức? Mức phạt nồng độ cồn năm 2025 theo Nghị định 168?
Pháp luật
Trừ 10 điểm giấy phép lái xe khi nồng độ cồn 2025 ở mức bao nhiêu theo Nghị định 168? Điểm giấy phép lái xe là gì?
Pháp luật
Năm 2025 nồng độ cồn bao nhiêu không bị phạt? Mức phạt nồng độ cồn cao nhất đối với xe máy, ô tô?
Pháp luật
Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
Pháp luật
Thổi nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp bị phạt bao nhiêu? Có được tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt không?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 15 miligam/ 1 lít khí thở? Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,4 miligam/ 1 lít khí thở là bao nhiêu? Mức phạt tiền cụ thể được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nồng độ cồn
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
918 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nồng độ cồn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nồng độ cồn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào