Người đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Cho mình hỏi: trong một vụ đánh bạc nằm ở mức xử lý hành chính, đối tượng A tham gia đánh bạc vừa rủ rê lôi kéo, vừa dùng nhà ở của mình để đánh bạc. Căn cứ theo Nghị định 144 thì các hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 là đánh bạc trái phép; điểm a khoản 4 Điều 28 là rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; điểm b khoản 4 Điều 28 là dùng nhà ở để chứa chấp việc đánh bạc. Vậy đối tượng này có bị xử lý cả 3 hành vi nói trên trong vụ việc không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của anh Minh Duy tại Bình Phước.

Người đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:

Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Theo quy định trên thì hành vi đánh bạc trái phép của đối tượng A bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối với hành vi dùng nhà, chỗ ở của mình để chứa chấp việc đánh bạc thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với từng hành vi nêu trên.

Và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình.

Đánh bạc

Người đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình thì có bị xử lý cả 3 hành vi trên không?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
...

Theo quy định trên, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là hành vi đánh bạc trái phép, rủ rê, lôi kéo người khác để đánh bạc trái phép và dùng nhà, chỗ ở của mình để chứa chấp việc đánh bạc thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

Như vậy, đối tượng A đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình có thể bị phạt tiền từ 11 triệu đến 22 triệu đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình không?

Căn cứ khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó có hành vi đánh bạc trái phép nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân đánh bạc trái phép và rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc trái phép tại nhà ở của mình.

Đánh bạc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử lý kỷ luật viên chức trường trung học tham gia đánh bạc thế nào? Viên chức khi tham gia đánh bạc trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Đánh bài để giải trí, không ăn thua bằng tiền trong dịp Tết Nguyên đán có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Ngồi xem đánh bạc có bị xem là phạm tội không? Chưa đủ 18 tuổi đánh bạc ở casino có được không?
Pháp luật
Công chức, viên chức có được đánh bạc tại casino không? Người đánh bạc tại casino có những nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Người nổi tiếng quảng cáo cho trang web đánh bạc online có vi phạm pháp luật không? Tạo ứng dụng đánh bạc online trên điện thoại có bị đi tù không?
Pháp luật
Đánh bạc qua mạng bị xử lý thế nào theo Bộ luật Hình sự 2022? Một số hình thức đánh bạc qua mạng hiện nay?
Pháp luật
Tiền trong túi của người tham gia đánh bạc có được coi là tiền đánh bạc không? Hành vi đánh bạc bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chơi game tài xỉu online có vi phạm pháp luật về hành vi đánh bạc trái phép hay không? Người đánh bạc trái phép thông qua game tài xỉu online thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Người chia bài hộ không tham gia đánh bài ăn tiền trái phép thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì có thể ngồi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Đánh bạc trái phép dưới hình thức cá cược đá gà sau khi bị phạt hành chính thì những con gà đá được xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh bạc
12,946 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh bạc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh bạc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào