Người dân xây dựng mái vòm xung quanh trụ điện hạ áp có bị xử phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?
- Luật có quy định cụ thể xử phạt đối với hành vi xây dựng mái vòng xung quanh trụ điện hạ áp không?
- Luật không quy định cụ thể xử phạt đối với hành vi xây dựng mái vòng xung quanh trụ điện hạ áp thì hành vi này có bị xử phạt không?
- Hành vi vào trạm điện hoặc trèo lên trụ điện khi không có nhiệm vụ thì bị xử phạt như thế nào?
Luật có quy định cụ thể xử phạt đối với hành vi xây dựng mái vòng xung quanh trụ điện hạ áp không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 30/2019/TT-BCT quy định các cấp điện áp như sau:
Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm:
a) Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV;
b) Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV;
c) Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV;
d) Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV.
Như vậy, nếu như cấp điện tại khi vực đó đến 01 kV thì xác định đây là cấp điện hạ áp.
Hiện tại, theo quy định tại Điều 50 Luật Điện lực 2004 chỉ có quy định liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp mà thôi.
Cho nên sẽ không có quy định xử phạt cụ thể đối với hành vi xây dựng mái vòm xung quanh trụ điện hạ áp.
Trụ điện hạ áp (Hình từ Internet)
Luật không quy định cụ thể xử phạt đối với hành vi xây dựng mái vòng xung quanh trụ điện hạ áp thì hành vi này có bị xử phạt không?
Tuy nhiên, tại Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về an toàn điện
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện;
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; điểm a, điểm c và điểm d khoản 4; các điểm a, b, c, d và đ khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a và điểm c khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 2; khoản 3; điểm c và điểm d khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d và điểm i khoản 5; điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động kiểm định để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 6 Điều này.
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Điện lực 2004 định nghĩa lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
Như vậy, nếu như xây dựng mái vòm vào mục đích khác mà sử dụng trụ điện hạ áp (một bộ phận của lưới điện) khi chưa có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện thì sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Ngoài ra đối với hành vi này có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như trên.
Hành vi vào trạm điện hoặc trèo lên trụ điện khi không có nhiệm vụ thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về an toàn điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;
b) Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;
c) Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;
d) Thả điều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện;
đ) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm các công việc với phần không mang điện trên hệ thống điện;
e) Chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp mà không thông báo cho tổ chức quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết theo quy định;
g) Cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của trạm điện, đường dây dẫn điện theo quy định.
...
Như vậy đối với hành vi vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ thì bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?