Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đáp ứng những điều kiện gì? Có cần phải có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực này không?
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì?
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng để người không đủ điều kiện làm người đại diện theo pháp luật thì có bị xử lý gì không?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, để có thể hoạt động cho thuê lại lao động thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện nêu trên để doanh nghiệp có thể được cấp phép hoạt động.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động yêu cầu phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cụ thể là phải có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Cho thuê lại lao động (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì?
Theo Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
Các văn bản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
- Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
+ Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Các văn bản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng để người không đủ điều kiện làm người đại diện theo pháp luật thì có bị xử lý gì không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc thu hồi giấy phép của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
Thu hồi giấy phép
1. Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại;
b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
đ) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.
Theo đó, nếu như sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện quy định thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?