Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm những đối tượng nào?
- Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm những đối tượng nào?
- Thời hạn ủy quyền Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là bao lâu?
- Để trở thành Người đại diện phần vốn của SCIC thì cá nhân cần đáp ứng các điều kiện gì?
Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm những đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 55 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về người đại diện phần vốn của SCIC như sau:
Người đại diện phần vốn của SCIC
1. Người đại diện được SCIC cử, ủy quyền làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của SCIC tại doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông Nhà nước hoặc thành viên góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quy định của SCIC, bao gồm:
a) Người đại diện là cán bộ SCIC, được SCIC cử, ủy quyền làm Người đại diện kiêm nhiệm hoặc làm Người đại diện chuyên trách tại doanh nghiệp;
b) Người đại diện là cán bộ doanh nghiệp được SCIC cử, ủy quyền làm Người đại diện hoặc được SCIC kế thừa khi nhận bàn giao doanh nghiệp;
c) Người đại diện là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp trước khi chuyển giao vốn cho SCIC và được SCIC kế thừa làm Người đại diện theo quy định của pháp luật;
d) Các trường hợp khác theo Quy chế Người đại diện của SCIC.
...
Theo quy định trên thì Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ bao gồm các đối tượng sau:
- Người đại diện là cán bộ SCIC;
- Người đại diện là cán bộ doanh nghiệp;
- Người đại diện là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp trước khi chuyển giao vốn cho SCIC và được SCIC kế thừa làm Người đại diện theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác theo Quy chế Người đại diện của SCIC.
Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn ủy quyền Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy đinh về thời hạn ủy quyền Người đại diện như sau:
Người đại diện phần vốn của SCIC
...
3. Thời hạn ủy quyền Người đại diện không quá 05 năm và phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC. Trường hợp Người đại diện được ủy quyền vào giữa nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên doanh nghiệp thì thời hạn ủy quyền Người đại diện phải phù hợp với thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp đó
...
Như vậy, thời hạn ủy quyền Người đại diện phần vốn của SCIC tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ không quá 05 năm và phải đảm bảo phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC.
Trường hợp Người đại diện được ủy quyền vào giữa nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên doanh nghiệp thì thời hạn ủy quyền Người đại diện phải phù hợp với thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp đó.
Để trở thành Người đại diện phần vốn của SCIC thì cá nhân cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 56 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP thì cá nhân để được chọn thành Người phần vốn của SCIC phải đáp ứng được một số điều kiện sau:
(1) Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(3) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật.
(4) Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện.
(5) Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật.
(6) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp.
(7) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế người đại diện của SCIC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?