Người đã có vợ muốn được nhận con riêng với người cũ nhưng cả vợ và người cũ không cho nhận thì phải làm thế nào?
- Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng không?
- Xác định cha mẹ cho con trong trường hợp con được sinh ra khi nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Người đã có vợ muốn được nhận con riêng với người cũ nhưng người cũ không cho nhận thì phải làm thế nào?
Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
Tại Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cụ thể như sau:
"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
Theo đó, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định nêu trên.
Nhận con (Hình từ Internet)
Xác định cha mẹ cho con trong trường hợp con được sinh ra khi nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:
"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."
Theo đó, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận thì là con chung của vợ chồng.
Người đã có vợ muốn được nhận con riêng với người cũ nhưng người cũ không cho nhận thì phải làm thế nào?
Căn cứ theo Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về xác định con như sau:
"Điều 89. Xác định con
1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình."
Theo đó, người không được nhận là cha của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
Chồng có quyền nhận con riêng với người cũ khi vợ không đồng ý nhận con không?
Tại Điều 91 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
"Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia."
Theo đó, trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Và Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng có quy định quyền nhận cha, mẹ như sau:
"1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha."
Như vậy, dù cả người cũ và vợ bạn không đồng ý thì bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án xác định con cho mình và con có quyền nhận cha của mình, kể cả trong trường hợp cha đã chết. Nếu con đã thành niên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?